Khiemnguyen

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Lều chõng và mộng quan trường



Từ ngàn xưa, do ảnh hưởng của Khổng Mạnh, xã hội Việt Nam rất coi trọng các nhà nho giáo. Phần đông những quan lại đều được tuyển chọn từ tầng lớp học thức này.
Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm thì triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn, ai dự thi cũng được, thí sinh trúng tuyển thì được gọi là Cử-Nhân (người được địa phương tiến cử với triều đình). Năm sau thì các Cử-Nhân vào Kinh để thi Hội và thi Ðình. Ai đậu khóa thi Hội thì được gọi là Thám Hoa, đậu khóa thi Ðình thì được gọi là Tiến-Sĩ (người có tầm học uyên bác), tên họ sẽ được khắc trên bảng vàng hay bia đá, rồi lưu lại cho muôn thế hệ sau. Các tân khoa này đều sẽ trở thành quan lại của triều đình nếu họ muốn. Sau đó họ sẽ được ngồi võng lọng rồi được binh lính đưa về làng xưa để “vinh qui bái tổ”, một vinh dự tối cao mà ngày xưa tất cả các học trò đều mơ ước.
Từ ngàn xưa, đây là con đường duy nhất để đưa đến sự vinh quang nên phong tục này đã đi sâu vào tâm não của dân Việt, mãi đến ngày hôm nay sự suy nghĩ này vẫn còn tồn tại.
Sau đây là những hình ảnh hiếm hoi ghi chép lại một phong tục ngàn năm"
1. Thầy đồ trường làng.
2. Nấu sử sôi kinh già lẫn trẻ... mộng cử tử làm quan chẳng phải riêng ai
3. Con nhà giàu có thầy giáo dạy riêng, đây là mô hình gia sư từ thuở xa xưa đã có.
4. Lều chõng, khăn gói quả mướp đi thi
5. Nho sỹ bụng lép ôm mộng quan trường
6. Nho sỹ 70 tuổi... già mà vẫn ham
7. Trường thi Nam Định năm 1987
8. Làm bài thi
9. Giám khảo trường thi
10. Nghe kết quả
11. Bảng vàng ghi tên... "Cười như anh khóa hỏng thi"
12. Tạ lễ tại Văn Miếu
13. Khấu đầu tak lễ tại cửa quan
14. Tân khoa dự tiệc
15. Vinh danh phố phường "Võng anh đi trước, võng nàng theo sau".















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét