Khiemnguyen

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Kỹ năng phỏng vấn báo chí (phần 3)


4. Trong quá trình phỏng vấn:

Người phỏng vấn phải chủ động và linh hoạt trong việc điều khiển cuộc phỏng vấn theo 4 chức năng riêng biệt: Kỹ thuật, chiều hướng, câu hỏi và thời gian.
Vấn đề kỹ thuật
Rất  quan trọng vì nó quyết định tới chất lượng nội dung được ghi âm và ghi hình. Vì vậy khi vào cuộc, phải trả lời được các câu hỏi:
- Nền tảng của việc thay đổi tiếng động có phải là do việc thay đổi hướng của Micro hay không?
 - Vị trí của người bị phỏng vấn ảnh hưởng như thế nào đến âm lượng và âm sắc ?
- Trong cuộc phỏng vấn đang được tiến hành, máy ghi âm, máy ghi hình, hệ thống ánh sáng đang hoạt động liên tục thì các phần việc khác có được phép xen kẽ vào hay không ?
- Mục đích cuả một cuộc phỏng vấn phải luôn được xác định rõ đối với người phỏng vấn .
- Vấn đề thời lượng của cả chương trình phỏng vấn  có nhất thiết phải  tính trước hay không ?
- Có những khả năng nào có thể xảy ra và có thể làm thay đổi chiều hướng nội dung của cuộc phỏng vấn ?
Câu hỏi phụ: Điều cần thiết là người phỏng vấn không nên quá bận tâm tới những câu hỏi tiếp theo (đã chuẩn bị trước) vì có thể sẽ không phát hiện ra những thông tin mới khác từ câu trả lời. Rèn luyện khả năng nghe, suy nghĩ và quyết đoán nhanh là một yêu cầu cao đối với người làm báo nói chung và đối với người phỏng vấn nói riêng. Bên cạnh đó những kiến thức cụ thể liên quan tới những lĩnh vực đang được khai thác (như các thuật ngữ, các số liệu ...) có như thế mới chủ động trong việc khai thác thông tin. Khi phát hiện ra những thông tin từ câu trả lời là không cần thiết hoặc không chân thực thì ngươì phỏng vấn phải chủ động điều khiển bằng các câu hỏi phụ.
Vấn đề thời gian một cuộc phỏng vấn rất quan trọng, nó không chỉ có ý nghĩa quyết định tới nội dung của cuộc phỏng vấn mà còn liên quan chặt chẽ tới kết cấu chương trình mà nó được đăng tải. Người thực hiện cuộc phỏng vấn phải tính toán, quyết định và tuân thủ thời gian một cách nghiêm ngặt và chính xác. Trong những cuộc phỏng vấn "sống" tức là thực hiện phát thẳng thì người phỏng vấn phải chắc chắn nắm được quyền chủ động và không được phép sai lầm dù chỉ là  nhỏ nhất.
Sư khiêu khích:
Từ "cuối cùng" chỉ nên được sử dụng một lần, nó có thể đứng trước câu hỏi cuối cùng như là dấu hiệu báo trước cho người bị phỏng vấn  biết thời gian đã hết và cần đưa ra những thông tin khái quát nhất nếu còn. Dấu hiệu của  các câu hỏi loại này là:
- Tóm lại, tại sao ngài đã...?
- Nói một cách ngắn gọn, ông đã quyết định điều đó như thế nào?
- Đơn giản nhất là phải hiểu điều này như thế nào, thưa ông ?
Đó là cách thức đơn giản nhất để người bị phỏng vấn có thể chấp nhận sức ép về mặt thời gian và có thể đó là cách buộc người bị phỏng vấn chỉ còn có một cơ hội duy nhất để bộc lộ thông tin.
Nếu một cuộc phỏng vấn được sắp xếp theo một thứ tự nào đó thì câu hỏi cuối cùng sẽ là sự khép lại vấn đề hay là sự khẳng định một lần nữa những thông tin đã được đưa ra trong toàn bộ cuộc phỏng vấn. Đôi khi sự thoả thuận trong câu kết chính là sự bày tỏ thiện chí giữa hai bên:
- Ông John, những gì ông đã cho khán giả biết thực sự là bổ ích và thay mặt khán giả của đài, chúng tôi xin chân thành cám ơn ông.


Sau cuộc phỏng vấn:

Người phỏng vấn nên nhận thức rằng cuộc phỏng vấn đã góp phần nâng cao kinh nghiệm nghiệp vụ cho công việc làm báo. Nếu cuộc phỏng vấn đã được ghi âm hay ghi hình thì nhất thiết cần được kiểm tra lại để phát hiện xem có lõi nào về kỹ thuật hay không, mặt khác nếu có một lỗi nào đó cả về kỹ thuật và nội dung thì có thể còn có cơ hội sửa chữa hoặc làm lại. Tuy nhiên, việc làm lại chỉ là sự bất đắc dĩ vì không dễ gì có thể lặp lại đúng tinh thần nội dung như lần phỏng vấn trước, vả lại nếu có lặp lại nguyên vẹn các câu hỏi như lần đầu sẽ gây cho người bị phỏng vấn sự nhàm chán. Người  bị phỏng vấn dễ bị nhắc lại những lời không cần thiết như: "như tôi đã nói mấy phút trước đây" hay "Tôi có thể khẳng định lại lần nữa rằng..." tất cả những điều đó rất là tai hại bởi người nghe thiếu lòng tin vào tính chân thực của cuộc phỏng vấn.
Sau cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn có thể sẽ đề nghị cho họ xem lại nội dung toàn bộ cuộc phỏng vấn, có thể có những phản ứng có lợi hoặc bất lợi với chính những gì họ đã tuyên bố, trong trường hợp như thế này tốt nhất là người phỏng vấn càng tránh được càng tốt, hoặc cần thiết nên có những cam kết trước về mặt nội dung.
Một lưu ý nữa là sau cuộc phỏng vấn nên cảm ơn người bị phỏng vấn vì sự cộng tác, nếu cuộc phỏng vấn thực hiện tại Studio của Đài thì nên thanh toán cho họ những chi phí đi lại và thù lao theo quy định chung. Trong bất kể trường hợp nào, cho dù nội dung cuộc phỏng vấn có đi tới đâu thì người làm báo cũng nên giữ phép lịch sự và tôn trọng người cộng tác với mình.
Hiện trường phỏng vấn:
Một thương gia trong văn phòng của ông ta, một ngôi sao điện ảnh trong phòng hoá trang, một công nhân bên cạnh cỗ máy...tất cả đều có thể tiếp cận được dễ dàng với máy ghi âm, ghi hình xách tay và sự chuẩn bị trước chu đáo. Tuy nhiên các vấn đề khác như tiếng ồn, sự va chạm hay ánh sáng nhiều khi gây ra những khó khăn lớn khi tiến hành phỏng vấn tại hiện trường.Phỏng vấn tại hiện trường đem lại tính chân thực cao về mặt nội dung nhưng nhiều khi lại đem lại rất nhiều phiền toái (nhất là đối với việc ghi hình) bởi vậy nhất thiết phải chấp nhận những quy định chung có tính nguyên tắc khi thực hiện tại hiện trường là các khu quân sự, các khu cơ mật hoặc các trường học. Đối với trường hợp người bị phỏng vấn là học sinh phổ thông, khi tiến hành phỏng vấn  cần phải có sự chấp thuận của cha mẹ, thầy cô giáo hoặc người giám hộ học sinh dưới 16 tuổi.
Có những trường hợp thông tin được truyền đi từ những hiện trường như thế theo yêu cầu của chính đối tượng được phỏng vấn, nhưng nhà báo phải thật "nhạy cảm" với ranh giới giữa sự dũng cảm và sự phạm pháp.
Nếu thực hiện phỏng vấn trong phòng thì điều đầu tiên cần quan tâm là sự phản âm do cấu trúc không gian của căn phòng đó.
Trong trường hợp này cần phải linh hoạt điều chỉnh (nếu được phép) những chi tiết của căn phòng như cửa sổ, các vách ngăn, rèm, tủ, bàn ghế...Phòng có bồi tường, rèm và thảm sàn là tương đối thoả mãn những yêu cầu cơ bản về phòng thu. Nhưng lưu ý là chủng loại, vị trí và hướng của Micro cũng rất quan trọng, chất lượng âm thanh thu được liên quan trực tiếp tới Micro.
Một số minh hoạ về hiện trường tốt cho việc phỏng vấn
Cơ sở của  âm thanh là  sự khác nhau về âm lượng và âm sắc, đó là về mặt hình thức, còn nội dung của âm thanh được quyết định bởi âm điệu, ngữ và nghĩa.
Tiếng động hiện trường là tiếng có thể cho phép để tăng tính chân thực hoặc là do không thể xử lý được, tuy nhiên không thể chấp nhận được nếu như âm thanh hiện trường lại làm nền cho nội dung cuộc phỏng vấn có nghĩa là tiếng động hiện trường át cả tiếng phỏng vấn. Trong trường hợp mà bất ngờ cuộc phỏng vấn bị cắt ngang do tiếng chuông điện thoại, tàu chạy  hay một ai đó chen ngang câu trả lời thì nhất thiết phải làm lại vì đây không phải là tiếng động nền mà là tiếng động làm gián đoạn lời người trả lời và của cả người nghe.Có những âm thanh mà tai người bình thường không thể nghe thấy nhưng khi ghi âm lại rất ồn, đó là những âm thanh có tần số cao như tiếng gió rít, tiếng quạt điện, điều hoà, cho nên đòi hỏi người làm phỏng vấn phải có kinh nghiệm trong những điều kiện hiện trường như vậy. 
Minh hoạ một số vị trí không nên thực hiện phỏng vấn
Những người có kinh nghiệm luôn luôn chọn Micro lập thể cho một cuộc phỏng vấn, và hơn thế anh ta biết cách cố định nó bằng một cái chân đỡ mà vẫn linh hoạt trong việc đổi hướng. Tuy nhiên, dùng hai Micro cho hai người và nếu có Micro kẹp ve áo là tốt nhất, trong trường hợp này khi xử lý hậu kỳ nên sử dụng bộ trộn (Mixer) sao cho âm thanh có hiệu quả cao nhất về tính liên tục.
Tóm lại: Việc thực hiện một cuộc phỏng vấn tại hiện trường là một công việc thường xuyên của nhà báo và những hiểu biết một cách khoa học về âm thanh, tiếng động cũng như việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật sẽ đem lại hiệu quả cao về mặt kỹ thuật ghi âm.
Đối với một cuộc phỏng vấn tại Studio việc chuẩn bị trước là hướng người bị phỏng vấn tập trung vào công việc của anh ta. Khi làm việc ở ngoài trời, có thể sử dụng máy ghi âm xách tay và các thiết bị phụ trợ cần thiết. Micro, các loại máy móc thiết bị cần phải được lắp đặt, chuẩn bị và kiểm tra chu đáo trước khi cuộc phỏng vấn tiến hành. Cần tránh những tâm lý bất lợi tới người bị phỏng vấn do tác động của các thiết bị kỹ thuật (đặc biệt là ánh sáng trong trường hợp ghi hình). Những thuật ngữ kỹ thuật cũng tránh không nên sử dụng ở đây, nhất là trước mặt người bị phỏng vấn, bởi họ dễ nhầm tưởng mình đang bị hù doạ.
Cách cấm Micro đúng kỹ thuật
Trước khi tiến hành chính thức cuộc phỏng vấn có thể ghi âm thử để điều chỉnh mức thu (Talking Level) và mối liên hệ giữa âm lượng (Mixer) của người phỏng vấn và người bị phỏng vấn .   
Nếu sử dụng Micro cầm tay thì nên thắt lai một vòng trên tay (xem minh hoạ trên), không nên quấn chặt cũng như thả lỏng để làm giảm tiếp xúc giữa dây dẫn và thân Micro. Hơn thể, điều đó tránh được những tiếng động do chính dây dẫn tạo ra trong quá trình di động.
Micro có thể đặt tại một vị trí thích hợp sao cho có thể thu được âm thanh có chất lượng cao nhất, trong trường hợp âm thanh hiện trường không ồn lắm có thể cố định Micro mà không cần thiết phải thay đổi hướng khi một trong hai người nói. Việc áp dụng thành thạo và có hiệu quả các điều kiện kỹ thuật tự động cho phép làm đơn giản hoá rất nhiều thao tác trong khi phỏng vấn.
Một vài nguyên tắc đáng lưu ý khi sử dụng máy ghi âm xách tay:
1. Trong các điều kiện khác nhau của hiện trường nên kiểm tra tình trạng hoạt động của máy cùng như khả năng thích ứng môi trường của nó. Ví dụ như kiểm tra độ ẩm, từ trường, nhiệt độ, áp suất...
2. Bảo quản, kiểm tra thường xuyên hệ thống ghi âm và Micro.
3. Nếu không tin tưởng vào bộ nạp nguồn thì cần phải đem theo acquy dự phòng.
4. Phải sử dụng Micro có lưới chắn gió khi sử dụng ở ngoài trời.
5. Máy ghi âm, ghi hình là vũ khí của nhà báo, không được "ly thân".
6. Sử dụng có chất lượng cao nhất là băng 1/4 inch với máy băng cối (Reel machines) và băng Chrome với máy cassette của phóng viên Phát Thanh và hệ thiết bị Ghi hình chuyên dụng Camera Pro.
7. Phải luôn luôn nạp lại và nạp đủ acquy sau khi sử dụng.
Phỏng vấn qua một người phiên dịch:
Những tin tức trong thực tế có thể được khai thác từ người không cùng ngôn ngữ với bạn. Khi đó bạn không có sự lựa chọn nào khác (nếu bạn không biết ngôn ngữ đó) là phỏng vấn thông qua phiên dịch. Trong trường hợp này tốt nhất là đưa ra những câu hỏi ngắn, đơn giản và dễ hiểu:
- Những người lính đã đi qua đây khi nào ?
- Điều gì đã xảy ra với ngôi nhà của bạn ?
- Tại sao họ lại triệt phá làng đó?
Tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh những câu trả lời với những ngôn ngữ bất đồng sẽ có sức truyền đạt khác nhau. Việc dịch cung cấp nội dung gì sẽ được thể hiện trong chính nội dung câu dịch nhưng trong đó còn hàm chứa nội dung tình cảm thông qua người phiên dịch. Các câu hỏi được đưa ra lần lượt theo thứ tự của các câu dịch, nếu khả năng cho phép, người phỏng vấn lưu ý người phiên dịch về cách biểu đạt giọng điệu, nhất là với những câu hỏi trọng tâm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét