Khiemnguyen

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Tiếc gì....


Lâu rồi mới nhớ là hắn đã từng mở cái threat này, thật ra ko hẳn là ko nhớ mà phải nói là lười. Hồi lâu lắm, hắn đã nói ở đâu đó rằng bệnh của đám công chức là bất lực, bất lực trước bàn phím, bất lực với chính mình. Ngồi trước bàn phím, những ngón tay xoa xoa trên từng con chữ mà chẳng biết đánh gì. Lười hay bất lực, giống hay khác nhau cũng chỉ là cách nói mà thôi.
Radio hay TV, mở ra là chuyện biển chuyện đảo. Lão Hay nói dạo này gàn như ngủ luôn ở văn phòng để canh tin. Quan trọng thật, ko biết canh cái gì. Sự kiện tự nó mang tính khách quan, muốn hay ko muốn thì nó đã và đang xảy ra ở đâu đó theo đầy những chiều hướng khác nhau. Ông nói canh chắc là hóng thông tin mới nhất, đầy đủ nhất để bẩm các cụ có liên quan. Nói chuyện biển đảo, dưng lại nghĩ đến ông gì đó, léo nhớ tên. Ông này ko thể nói là giang hồ vặt mà phải nói là giang hồ một cây luôn. Bảy năm biên giới phía Bắc, cũng khoảng đó thời gian nữa ở đảo, 14 năm hết lục lâm rồi giang hồ, chất phiêu diêu thể hiện ngay trong ánh mắt của người lính ấy.
"Ánh mắt của người nhiều năm ở đảo ko phải phiêu diêu gì đâu..." ông anh này nói, "từng ấy năm ăn sóng nói gió là từng ấy năm dịch chuyển từ đảo này sang đảo khác, từ đảo chìm sang đảo nổi, từ đảo đến nhà giàn... Những năm trước, điều kiện tàu bè khó hơn bây giờ nhiều, có khi phải nửa năm mới có tàu ra, cho nên quanh năm ngày tháng chỉ có đồng đội với nhau, chỉ đối diện với biển xanh, con sóng bạc đầu và đường chân trời hun hút tầm mắt... Từ lúc nào ko biết nữa, ánh mắt người lính như có lửa, ánh lửa của sự phiêu diêu ko kém phần lãng mạn...".
Kể vậy, viết vậy khác gì viết văn. Lối văn thời chiến mới có lửa trong từng câu chữ. Hình như kể vậy, viết vậy vào lúc này nghe thế nào ấy. Đành rằng thời nào cũng thế, người chiến sỹ luôn phải hy sinh phải chịu đựng gian khó vì đất nước. Trách nhiệm đó ko chỉ là trong ý thức, trong hành động mà còn được thể hiện trong câu chuyện kể của mỗi người lính.
Hắn đã ứa nước mắt khi hình dung về chuyện người lính giang hồ đã kể. Điều hắn muốn nói là dẫu sao, chúng ta cũng nên và phải nhìn sâu hơn vào những sự thật. Sự thật ở đây ko trần trụi nhưng rất nhân văn. Nói là phải nhìn sâu hơn vì lâu nay hình người ta luôn đề cập đến chuyện gian khó của người lính như một  sự nông nổi, hời hợt, sự lảng tránh thì đúng hơn.
Hắn đã từng đứng vai đạo diễn chương trình giao lưu văn nghệ giữa đoàn công tác với lính đảo. Điều đầu tiên hắn đề nghị là phải ưu tiên nhưng bài hát sôi động, sôi động và có thể nhảy múa, để mà mọi người đến từ hậu phương và những chàng lính trẻ có không gian nhảy múa; điều thứ hai hắn chỉ đạo là các bà các chị, nhất là các chị không được trẻ đẹp lắm phải chuột rút ra ngoài ưu tiên cao nhất cho những cô trẻ đẹp. Lính trẻ đôi mươi, thích thì thích lắm nhưng làm sao dám tự nhiên ôm eo các mợ bốn chục mùa khoai được. Vậy nên, phương châm là "tiếc gì một bờ vai, một cái đặt tay nơi lườn eo...".
Khi tôi ở đảo về, ghé qua Sài Gòn, gặp đứa em gái ở quán caphe góc đường Tôn Đức Thắng, sau mấy câu thăm hỏi xã giao, em gái bập luôn rằng, ở ngoải, anh em lính trẻ giải quyết chuyện kia thế nào. Hì, hắn trêu lại rằng chuyện kia là chuyện gì? Em gái toàng toạc rằng chuyện nam nữ là nhu cầu tự thân, nói rõ hay ko thì ai cũng biết cả năm cả tháng chỉ có mấy ông với nhau... chịu sao thấu. Uhm, đúng vậy, đó là nhu cầu, là sự thôi thúc mang tính bản năng. Chỉ có điều ko biết cách nào để giúp người ta thì tốt hơn là lờ đi thôi. Đó cũng là sự hy sinh, sự hy sinh đến từ nhiều phía, cả với những người vợ, người bạn của họ nơi đất liền trong những năm tháng dằng dặc cách xa.
Với những người đang hy sinh vì Tổ quốc, đừng tiếc gì...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét