Khiemnguyen

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

BỘ SƯU TẬP BÁO CHÍ CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG XUẤT BẢN TRƯỚC THÁNG 12/1945 HIỆN LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

 Trần Thị Thu Hà (Ths. Phó Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

The Journals Published By the Revolutionary Organizations before December 1945 Trần Thị Thu Hà Throughout Vietnamese revolutionary movement led by the Vietnam Communist Party, journals were regarded as effective method, contributing considerably to enhancing the development of the revolution. Prior to December 1945, several revolutionary journals had been issued. The main goal of this article is to make an introduction to the journal collection stored in the Vietnam National Museum of History. The collection includes the journals published by revolutionary organizations, precursors of the Communist Party. The author has examined, classified the famous journals such as The Youth, The Workers and Peasants, The Hammer and Sickle... It could be said that this collection is precious database, providing the information for the study of the revolutionary process, and the history of journalism of Vietnam.

 Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi báo chí là một vũ khí cách mạng, là Người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể, và người tổ chức tập thể của cách mạng. Trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng để giành và bảo vệ độc lập dân tộc, báo chí cách mạng trong đó có báo chí của Đảng được xem là một vũ khí quan trọng tham gia chiến đấu, thúc đẩy cách mạng Việt Nam phát triển và giành thắng lợi. Báo chí cách mạng những năm 1925 - 1945 đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ những năm tháng khởi đầu tạo dựng phong trào cách mạng, tổ chức những cuộc đấu tranh đầy hi sinh gian khổ trong suốt hàng chục năm để tiến tới cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945, báo chí của Đảng luôn luôn là một vũ khí sắc bén góp phần hiệu quả vào việc tuyên truyền, tổ chức, cổ động các chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước chiến đấu. Thời kỳ này, các nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng rất quan tâm đến báo chí, đối với các báo và tạp chí của Trung ương, một số nhà lãnh đạo đã quyết định việc ra báo, viết bài, sửa bài, tổ chức in và phát hành…các đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp... đều là những cây bút xuất sắc của báo chí cách mạng. Báo chí của Đảng đều được các đảng viên và quần chúng hết sức ủng hộ. Các cơ sở cách mạng đùm bọc, bảo vệ, giữ bí mật, nuôi cán bộ làm báo, tìm mua phương tiện, vật liệu in báo, bố trí địa điểm in, tổ chức cất dấu, phát hành, sẵn sàng chủ động đối phó khi địch phát hiện. Đảng viên và quần chúng còn cung cấp tin tức, tình hình cho báo, vận động người đọc, góp tiền mua báo, ủng hộ báo… làm mọi việc để tờ báo sống. Báo chí cách mạng nói chung, báo chí của Đảng nói riêng, trước tháng 9/1945 chủ yếu xuất bản và phát hành bí mật, trừ thời kỳ vận động Dân chủ (1936-1939). Trong hoàn cảnh hoạt động bất hợp pháp, luôn bị địch lùng sục, khủng bố, báo chí của Đảng không được lưu giữ nên bị mất mát, phân tán khá nhiều. 

Do tình hình như vây, nên hiện nay ở trong nước, báo chí của Đảng được lưu giữ phân tán ở khá nhiều cơ quan, gia đình, cá nhân. Có báo đủ bộ, có báo thiếu nhiều, có báo thiếu ít, có báo không còn. Ở nước ngoài, báo chí của Đảng cũng được lưu giữ phân tán ở nhiều kho lưu trữ khác nhau: Cục Lưu trữ Nhà nước Liên bang Nga, Kho Lưu trữ Quốc gia Pháp, Kho Lưu trữ của Bộ Thuộc địa Pháp ở Paris, ở Aix en Provence, Thư viện Quốc gia Pháp…Có những tờ báo là bản gốc, có tờ là bản ảnh chụp của mật thám Pháp (không còn bản gốc), có tờ là bản dịch đánh máy từ tiếng Việt ra tiếng Pháp của mật thám Pháp trước kia… 

Bài viết này nhằm giới thiệu “Sưu tập báo chí của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xuất bản trước tháng 12/1945” hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam ở đây bao gồm cả các tổ chức tiền thân như Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Khái niệm Trung ương Đảng ở đây bao gồm cả các Ban của Trung ương Đảng như Ban Công vận, Ban Nông vận, Ban Tuyên truyền… vì tiếng nói của các Ban này cũng là tiếng nói chính thức của Trung ương. Do đó sưu tập này không đề cập đến báo và tạp chí của các Xứ ủy, Tỉnh ủy, chi bộ cơ sở, của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng khác của Đảng. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy báo và tạp chí của Trung ương Đảng xuất bản trước tháng 12/1945, ít nhất có các báo sau: 

1 - Thanh Niên, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929); 

2 - Công Nông, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1926); 

3 - Kờ Đỏ, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1929); 

4 - Bonsovich, Đông Dương Cộng sản Đảng (1929); 

5 - Búa Liềm, Đông Dương Cộng sản Đảng (1929-1930); 

6 - Cờ Cộng Sản, Đông Dương Cộng sản Đảng (1929); 

7 - Cờ Đỏ, Đông Dương Cộng sản Đảng (1929); 

8 - Liềm, Đông Dương Cộng sản Đảng (1929); 

9 - Công Hội Đỏ, Đông Dương Cộng sản Đảng (1929); 

10 - Lao Động, Đông Dương Cộng sản Đảng (1929); 

11 - Cờ Đỏ, An Nam Cộng sản Đảng (1929); 

12 - Bonsovich, An Nam Cộng sản Đảng (1929); 

13 - Tranh Đấu, Đảng Cộng sản Việt Nam (1930); 

14 - Đỏ, Đảng Cộng sản Đông Dương (1930); 

15 - Cộng Sản, Đảng Cộng sản Đông Dương (1931); 

16 - Cờ Vô Sản, Đảng Cộng sản Đông Dương (1931); 

17 - Tạp chí Bonsovich, Ban chỉ huy Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1934-1936); 

18 - L’Avant-Garde, Đảng Cộng sản Đông Dương (1937); 

19 - Le Peuple, Đảng Cộng sản Đông Dương (1937); 

20 - Dân Chúng, Đảng Cộng sản Đông Dương (1938-1939); 

Thông báo Khoa học số 1 - 2014 89 

21 - Tạp chí Cộng Sản, Đảng Cộng sản Đông Dương (1941); 

22 - Cờ Giải Phóng, Đảng Cộng sản Đông Dương (1942-1945); … 

Sưu tập Báo chí nói chung là một bộ phận quan trọng và có số lượng khá lớn trong kho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Riêng Báo và Tạp chí của Đảng Cộng sản Việt Nam xuất bản trước tháng 9/1945 khi cách mạng chưa thành công cũng đã có gần 200 đầu báo với hàng ngàn hiện vật. Khảo sát các kho của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, chúng tôi thống kê được 135 tờ báo (hiện vật) của Trung ương Đảng. Sau khi kiểm tra thực tế hiện vật và hồ sơ, chúng tôi đã loại bỏ 30 tờ là bản sao chụp ảnh hoặc phục chế, không có bản gốc. Số còn lại là 105 tờ báo bản gốc thuộc 5 đầu báo. (Trong những năm đầu thành lập, việc trao đổi tư liệu lịch sử phục vụ cho việc trưng bày giữa BTCMVN với Bảo tàng một số nước như Liên Xô, Trung Quốc, Rumani, Bungari, Tiệp Khắc…được tiến hành thường xuyên.


Báo Búa Liềm số 3, ra ngày 1-11-1929 đăng bài về Cách mạng tháng Mười Nga.

 Chẳng hạn như ngày 18/10/1960, Bảo tàng Cách mạng Trung ương Liên Xô tặng 343 ảnh tư liệu chụp báo Cờ Vô Sản, Thanh niên, Giải Phóng, Giác Ngộ và một số truyền đơn của Đảng Cộng sản Việt Nam trước năm 1945; ngày 15/1/1960, Bảo tàng Cách mạng Trung Quốc tặng 453 tư liệu trong đó có báo Cứu Quốc số 1357, 1483…). 105 tờ bản gốc thuộc 5 đầu báo này đều được đăng ký trong Sổ Kiểm kê bước đầu của Bảo tàng. 

Mỗi đầu báo có một hồ sơ. Những hồ sơ này không được làm ngay khi hiện vật mới sưu tầm về, mà được làm lại sau này. Báo Tranh Đấu sưu tầm năm 1958, hồ sơ làm ngày 20/5/1972; Báo Búa Liềm sưu tầm năm 1958, hồ sơ làm ngày 20/6/1975; Báo Dân Chúng sưu tầm năm 1959, hồ sơ làm ngày 20/6/1975… Nhìn chung, hồ sơ ghi chép sơ sài, thông tin đơn giản. Chẳng hạn hồ sơ Báo Cờ Giải Phóng (từ số 2 đến số 15) gồm 12 số với 27 tờ gốc mang số ký hiệu liên tục từ 6637/G4966 đến 6648/G5007, ngoài những ghi chép về tình hình hiện vật như: hình dáng, màu sắc, đặc điểm, chất liệu, kích thước, hiện trạng…phần ghi về lịch sử hiện vật chỉ thống kê đơn giản như sau: 

Báo Cờ Giải Phóng - cơ quan tuyên truyền cổ động của Đảng Cộng sản Đông Dương. + Năm 1943: Số 2 ngày 26/8/1943, 4 trang, 1 tờ. + Năm 1944: Số 3 ngày 15/2/1944, 4 trang, 1 tờ. Số 4 ngày 18/4/1944, 4 trang, 2 tờ. Số 5 ngày 14/6/1944, 4 trang, 1 tờ. Số 6 ngày 28/7/1944, 4 trang, 1 tờ. Số 8 ngày 10/11/1944, 4 trang, 3 tờ. + Năm 1945: Số 10 ngày 28/1/1945, 4 trang, 1 tờ. Số 11 ngày 25-3-1945, 2 trang, 1 tờ. Số 12 ngày 12/4/1945, 2 trang, 3 tờ. Số 13 ngày 16/5/1945, 2 trang, 3 tờ. Số 14 ngày 28/6/1945, 2 trang, 8 tờ. Số 15 ngày 17/7/1945, 2 trang, 2 tờ. 

Trước khi sáp nhập hai Bảo tàng, năm 2011, lãnh đạo Bảo tàng chủ trương cho nhập về kho cơ sở những tài liệu, sách báo quý xuất bản trước năm 1954 (được lưu giữ tại Thư viện BTCMVN), trong đó có báo Cờ Giải phóng: Số 20 ra ngày 27/9/1945; Số 21 (30/9/1945); Số 24 (11/10/1945); Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 90 Số 25(14/10/1945); Số 26 (18/10/1945); Số 27 (21/10/1945); Số 28 (25/10/1945); Số 29 (28/10/1945). Các số báo đó đều có 1 tờ, 2 trang. Số 20 là một tờ rời có số ký hiệu 29879/Gy 24435, các số còn lại được đóng chung với tập báo Cứu quốc nên khi tách ra lấy chung một ký hiệu 29544/Gy 24100. Tổng cộng hiện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia lưu giữ được 20 số báo Cờ Giải phóng, gồm 35 tờ. Từ báo Thanh Niên (1925) đến báo Cờ Giải Phóng (1945), trong 20 năm thì 17 năm báo chí của Đảng xuất bản trong vòng bí mật, bất hợp pháp. Có 3 năm thời kỳ vận động Dân chủ, căn bản là nửa hợp pháp, đôi khi mang tính hợp pháp. Cũng trong 20 năm ấy, báo chí của Đảng từ một tờ báo khổ nhỏ, ít trang, in số lượng ít từ nước ngoài đưa về trong nước, đến tháng 8/1945, Đảng đã có hàng chục báo và tạp chí in ở trong nước với số lượng nhiều. Báo của Đảng xuất bản ở trong nước trong những năm đầu (1929-1935) có khuynh hướng đặt tên mang nặng tính giai cấp, ít chú ý tới tính dân tộc. 

Từ 1936 trở đi, tên báo chú ý mang tính dân tộc nhiều hơn. Báo chí của Đảng từ in thạch đến in litô, typo, nói chung khuôn khổ các số của một tờ không đều nhau, loại giấy to, nhỏ, tốt, xấu không thống nhất, kỹ thuật in thấp, tờ rõ, tờ bị nhòe, ra không đều kỳ. Để che mắt địch, có những Tạp chí được đóng bìa giả như một cuốn tiểu thuyết. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện chỉ còn lưu giữ được 5 đầu báo do Trung ương Đảng xuất bản trước tháng 12/1945. Cụ thể là các báo: Báo Búa Liềm có ba hiện vật. Báo Tranh Đấu một hiện vật. Báo Cờ Vô Sản có một hiện vật. Báo Dân Chúng có tám mươi hiện vật. Báo Cờ Giải Phóng có hai mươi hiện vật. 

Báo Búa Liềm: Đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc kỳ dự Đại hội lần thứ Nhất của Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng vì bất đồng ý kiến bỏ về nước tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng tháng 6/1929. Căn cứ vào thời gian xuất bản giữa các số báo hiện còn, kết hợp tự thuật của một số lão thành cách mạng trong những năm 60 của thế kỷ 20, chúng ta dự đoán số 1 ra ngày 1/10/1929. Báo ra được 9 số. Số cuối cùng là số 9 ra ngày 5/2/1930. Báo Búa Liềm in thạch trên giấy nến, mỗi số ra khoảng 50 bản. Hiện Bảo tàng còn giữ được ba số: Số 3 ra ngày 1/11/1929, Số 4 ra ngày 15/11/1929, Số 5 ra ngày 11/12/1929. 

Báo Tranh Đấu: Sau Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930, các tờ báo của ba nhóm cộng sản trong nước đều ngừng xuất bản để đảm bảo sự thống nhất về tư tưởng, đường lối chính trị và tổ chức theo tổ chức mới. 

Ngày 5/8/1930, Trung ương Lâm thời (tồn tại từ tháng 2 đến tháng 9/1930) cho ra Tạp chí Đỏ. Mười ngày sau, 15/8/1930, Trung ương Lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam cho ra báo Tranh Đấu. Lúc đó, ở nông thôn nước ta, chữ Hán và chữ Nôm còn khá thịnh hành. Để đông đảo quần chúng được đọc báo Đảng, Trung ương còn cho xuất bản báo Tranh Đấu bằng chữ Nôm bên cạnh bản chữ Quốc ngữ. Những bài viết chữ Nôm chỉ tóm tắt một số bài quan trọng của bản chữ Quốc ngữ, chứ không phải bản dịch nguyên văn từ chữ Quốc ngữ sang. 

Thông báo Khoa học số 1 - 2014 91 Sau Hội nghị Trung ương tháng 10/1930, Tạp chí Đỏ và báo Tranh Đấu ngừng xuất bản. Hiện Bảo tàng còn giữ được một số: Số 1 ra ngày 15/8/1930. Báo Cờ Vô Sản: Sau tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra tờ báo Cờ Vô Sản và Tạp chí Cộng Sản làm cơ quan ngôn luận của Trung ương. Sau Hội nghị Trung ương họp ở Sài Gòn tháng 3/1931, cơ quan Trung ương Đảng bị lộ, các Ủy viên Trung ương Đảng lần lượt sa vào tay mật thám Pháp, đến tháng 6/1931, khi Tổng Bí thư Trần Phú bị bắt thì báo Cờ Vô Sản và Tạp chí Cộng sản ngừng xuất bản. Từ đó cho đến tháng 4/1937, Đảng Cộng sản Đông Dương không có báo làm cơ quan ngôn luận ở Trung ương (tháng 6/1934 Trung ương có Tạp chí Bôn sê vich của Ban Chỉ huy Hải ngoại ở nước ngoài. Tháng 5/1937 Trung ương có báo tiếng Pháp L’Avant-Garde xuất bản ở Sài Gòn). Hiện Bảo tàng còn giữ được một số Cờ Vô Sản: Số 3 ra ngày 1/2/1931. Báo Dân Chúng: do Nguyễn Văn Cừ và Hà Huy Tập thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định xuất bản trong một cuộc trao đổi vào tháng 4/1938. Ngày 22/7/1938, số 1 báo Dân Chúng xuất bản công khai ở Sài Gòn không xin phép mà chỉ làm thủ tục khai báo như quy định của Đạo luật về tự do báo chí Quốc hội Pháp đã thông qua từ ngày 29/7/1881. Ngày 30/8/1938, Chính quyền Pháp ở Đông Dương buộc phải chấp nhận báo Dân Chúng ra hợp pháp. Báo Dân Chúng danh nghĩa là cơ quan của lao động và dân chúng Đông Dương, nhưng thực tế là cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ số 1 đến số 12 báo ra nửa hợp pháp, từ số 13 trở đi báo ra hợp pháp. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ sáng lập, trực tiếp phụ trách và viết nhiều bài cho báo. Quản lý báo: Dương Trí Phú, Trần Văn Kiệt, Huỳnh Văn Thanh, Huỳnh Hoa Cương. Trụ sở tòa soạn: từ số 1 đến số 33 ở 51E Colonel Grimaud, từ số 34 ở 43 Hamelin (Sài Gòn). Báo được in ở ba nhà in của Pháp và Việt: SATI, Bảo Tồn, Xưa Nay. Báo Dân Chúng ra được 81 số. Số 1 ra ngày 22/7/1938. Số cuối cùng ra ngày 30-8-1939. Mỗi số trung bình in 6.000 bản. Số đặc biệt kỷ niệm 9 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương (số 40-41) in 10.000 bản. Số Xuân 1939 in đến 15.000 bản. Báo Dân Chúng ra không đều kỳ, có khi một tuần một số, khi một tuần hai số, thậm chí có khi một ngày một số (các số 58,59, 60), cũng có khi hai số cách nhau đến ba tuần (số 52 và số 53). Đây là tờ báo ra được nhiều số đứng thứ ba trong toàn bộ báo chí cách mạng ở Việt Nam xuất bản trước tháng 9/1945 (sau báo Thanh Niên, và báo Việt Nam Độc lập). Dân Chúng là tờ báo in với số lượng cao nhất, có nhiều bạn đọc nhất trong các báo in và phát hành ở Việt Nam trước tháng 9/1945. Báo Dân Chúng là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam đấu tranh giành tự do báo chí thắng lợi. Sau khi Dân Chúng ra đời, Chính quyền Đông dương phải ban hành sắc lệnh ngày 30/8/1938, bãi bỏ những điều khoản 2 và 4 của Huấn lệnh 30/12/1898 của Toàn Quyền Đông Dương thì nhiều tờ báo ở Nam Kỳ xuất bản không phải xin phép. Hiện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn lưu giữ được gần như đủ bộ bản gốc báo Dân Chúng: có 80 trên tổng số 81 số, chỉ thiếu số 14. Báo Cờ Giải Phóng: Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, Trung ương Đảng chỉ thị báo Dân Chúng tự đóng cửa tòa soạn, ngừng xuất bản. Hơn ba năm sau, Đảng Cộng sản Đông Dương mới lại có báo làm cơ quan Trung ương lấy tên là Cờ Giải Phóng ra số 1 ngày 10/10/1942. Cờ Giải Phóng ra được 33 số. Số cuối cùng (số 33) ra ngày 18/11/1945. Từ số 1 đến số 15 in litô tại nhiều địa điểm bí mật ở các huyện Thuận Thành, Từ Sơn (Bắc Ninh), Yên Lãng (Phúc Yên). Từ số 16 in typo trên giấy trắng tại Hà Nội. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 92 Từ số 1 đến số 10 báo ra 4 trang, mỗi số cách nhau từ một tháng rưỡi đến bốn tháng, thậm chí mười tháng, không đều kỳ (số 1 ngày 10/10/1942. Số 2 ngày 26/8/1943. Số 3 ngày 15/2/1944. Số 4 ngày 18/4/1944…). Từ số 11 ra ngày 25/3/1945 báo ra 2 trang và khoảng cách mỗi số được rút dần. Báo Cờ Giải Phóng do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách biên tập và là cây bút chính. Tháng 11-1945, báo Cờ Giải Phóng ngừng xuất bản. Trung ương ra báo Sự Thật để thay thế. Số 1 báo Sự Thật ra ngày 5/12/1945. Hiện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn lưu giữ được 20 số báo gốc Cờ Giải Phóng, đó là các số: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15,20, 21, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 Sưu tập báo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xuất bản trước tháng 12/1945 là một sưu tập hiện vật quý của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Sưu tập góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thời kỳ cách mạng Việt Nam cũng như phục vụ hữu ích cho hệ thống trưng bày về giai đoạn lịch sử hào hùng này của dân tộc ta tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 


Báo Búa Liềm số 4, ra ngày 15-11-1929 đăng bài về Quốc tế Cộng sản.


Báo Búa Liềm số 5, ra ngày 11-12-1929.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét