Khiemnguyen

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Tuổi bóng dâm

Cóp bết nhà thèng phẹt về hầu các cụ nhân mùa uôn cúp.

Năm 1986 tôi tròn mười tuổi. Và để ghi dấu thời khắc chẵn niên đầu đời ông bố tôi cho phép bám càng lên xóm trên xem nhờ tivi ở nhà ông Xích Quỷ. Cả làng tôi hồi đó, à mà không, cả tổng mới phải duy nhất mỗi nhà ông có ti vi. Hình thù nó kỳ dị lắm, y cái tủ bích - phê mini, có hai cửa màu cánh gián lùa ra lùa vào rất vui mắt. Đấy là lần đầu tiên tôi thấy cái tivi và lạ hơn nữa là trên đó có một bầy người lũn cũn đang đuổi theo một quả bóng. Bố tôi giảng là người ta đang đá bóng và đó là một trận... bóng đá. Ông Xích Quỷ chêm thêm vào rằng thì là mà ở tận bên Mê-xi-cô, xứ sở rất xa xôi cách ta hằng hà sa số năm đi bộ. 

Chỉ có mỗi bố con tôi mới ông Xích Quỷ xem trận bóng đó. Tôi không hiểu gì nhưng thi thoảng thấy hai người hú lên những tiếng cực man rợ rồi gần như ngay lập tức lại đưa tay lên bóp chặt lấy mồm. Tôi nghe ông Xích Quỷ bảo bố tôi, " chú hô be bé cái mồm thôi không người làng người ta chửi vì cái tội xem mảnh". A, hóa ra họ xem trộm, xem lậu một trận banh, giời ạ. Thế rồi tôi nghe tiếng rào rào trên mái ngói lẫn tiếng lịch bịch ngoài hiên nhà. Ông Xích Quỷ vặn cái nút mé phải cái tivi đánh tách một phát, màn hình tắt phụt. Ông mở cửa ra hè ưỡn ngực chửi " đéo mẹ quân mất dạy, xem cái con cặc ông đây này". Rồi ông trở vào, làu bàu " xong đận bóng banh này nhẽ phải lát lại cái sân, đảo lại cái mái thôi chú ạ". Bố tôi nín thinh đứng dậy bấm đèn bin lấy cái vỏ chăn con công nơi đầu giường ông Xích Quỷ mà giăng kín lên khung cửa sổ. Tôi đoán là phát kiến tránh cho ánh sáng hắt ra ngoài dễ làm cho lũ bần nông phát điên chứ không hẳn nhằm ngăn mớ côn trùng đang vo ve ọ ẹ. Ông Xích Quỷ lại đánh cái tivi tách lên một phát rồi vặn vẹo cái đéo gì bên hông làm cho tiếng ồ à tịnh hẳn. Hai cái đầu lại đâu vào. Tôi lăn mẹ nền đất mà nằm, không quên nhắc ông bố xem xong thì cõng về.

Mùa hè năm 1990 mẹ tôi vét đi 4 tấn thóc, đôi lợn thịt, bòn thêm chỉ vàng đeo mang tai đưa bố tôi mua về một cái tivi Sanyo 14 inh đen trắng. Bố tôi hoan hỉ lắm, tối ngày chỉnh chỉnh vặn vặn, chán đi lại leo cây xoan đầu hồi mà xoay ngược xoay xuôi cái ăng - ten hình xương cá. Mẹ tôi thì buồn ra mặt, chốc chốc lại chửi lậu bố tôi một câu, không ăn thua là nọc mấy anh em ra dọa cắt khẩu phần và quần áo. Nhục không để đâu cho hết. Ấy thế nhưng tối đến là quên tiệt bởi sân nhà tôi bu đặc người, họ tụ bạ đòi xem bóng đá. Nhà tôi bỗng chốc danh giá hẳn ra bởi cái nết dễ tính và tận tình của ông già. Lắm hôm mất điện, đi dạy ông còn đèo cả ắc - quy ra phố huyện thuê xạc để tối còn phục vụ cần lao. Anh em tôi cũng được dịp mà vênh váo, ghét đứa nào là cấm chỉ không cho bén mảng, thi thoảng cũng đứng ra gạ gẫm thu tí tô thuế bằng quả ổi, trái bàng. Tôi nhớ mãi cái mùa hè Italia năm ấy.

Hết mùa bóng năm đó tôi có hơi hơi hiểu biết tý luật chơi, thấy nó cũng thú như trò chọi cỏ gà triền đê chiều lộng. Thanh niên làng tôi đua nhau đi vặt trộm bưởi non, phơi lấy một hai nắng cho mềm ra rồi mang sân kho hợp tác đá oang oác. Tôi tham gia vài trận và nhẽ có năng khiếu bẩm sinh nên vờn bóng bưởi dẻo lắm, chia phe ai cũng muốn cất tôi về. Sự nghiệp đang đà thăng tiến thì chấn thương xảy ra khi tôi tung  một cú mu lai má. Lạ cái là bóng bưởi nằm im còn cái móng chân cái bay mẹ lên giời. Tôi dưỡng thương mất hơn tháng ròng trong niềm xót xa kiêm căm thù vô hạn của bà mẹ và nỗi áy náy cảm thương của ông bố khôn nguôi.

Cuối mùa hạ, bố tôi thế chó nào lại được đổi phận. Đang từ thân anh giáo búp phát nhảy lên buồng giáo dục huyện nhà làm chân trông coi cấp phát thiết bị. Thì tuyền những sách vở bút chì phấn bảng, thêm cả mấy bộ xương người bằng thạch cao và vài cái ống nghiệm hình cát - tút. Tôi hỏi ông có bóng da không trộm cho một quả. Bố tôi bảo mới nhận kho chửa kiểm. Tôi xin đi kiểm kho cùng nhưng mục đích chính là tăm lấy một em bóng da hú họa.

Giời thương, tôi moi được hẳn hai quả bóng da bẹp hình mũ nồi nơi xó khuất. Bố tôi bảo không phải bóng đá mà là bóng chuyền. Tôi không phân biệt được mà chỉ biết bên trong cái vỏ da là cái đéo gì có vòi phòi ra như xăm xe đạp. Bố tôi giảng đó là cái véc - xi aka ruột bóng, khỏe hơi thì thôi lên, yếu thì phải bơm bằng thiết bị dài như khúc mía gắn khung Phượng Hoàng aka bơm tay xe đạp Tầu. Tôi sướng bẹp đít, nhảy chân sáo mấy cây số tếch về nhà trong niềm vui khôn tả. Và ngay chiều đó tôi điều hẳn anh thợ kèn phường bát âm đầu ngõ phồng mang trợn mắt thổi bóng lên. Làng tôi vui như có hội. Trận cầu khai bóng nơi sân kho chật kín những bần nông, nhi đồng và bô lão. Và kết quả thật đớn đau khi một tráng niên có đôi chân hộ pháp đá đấm thế đéo nào mà cắm thẳng năm ngón vào trái bóng rồi lết đi trong thương cảm và tiếng vỗ tay rạt rào như hội nghị thi đua. Vỡ bóng mà cứ như tôi vỡ bọng vậy. Thật đắng lòng hehehe.

Còn quả thứ hai tôi mang lên trường chơi với chúng bạn chứ không đá ở nhà nữa. Cũng được đâu ba bảy hăm mốt ngày thì vứt bởi cái véc-xi nát bươm hơn bườm chị Dậu. Hết năm đó, tôi lên lớp 10, trường huyện.

Tôi tham gia nhiều trận bóng hồi học cấp 3, đá khá lắm, tuyền tiền đạo cắm mới trung phong lùi hehe.

Lên đại học tôi đá vưỡn khá cơ mà vị trí lại tụt mẹ xuống hàng hậu vệ. Đôi trận lại còn bắt cả gôn, địt mẹ.

Ra trường thì tịnh hẳn bởi gánh nặng mưu sinh níu chặt mất đôi chân tuy thi thoảng vẫn đi chơi vài trận cho vã mồ hôi mà nốc bia cho tiết tháo.

Hôm qua theo chúng bạn đi tìm chút quá vãng xưa, tôi sút quả bóng hình hài y hệt bên xứ Ba Tây. Kết quả là mất giầy. Một chiếc thôi. Bồi hồi đéo chịu.

Ở cái tuổi giầy đi bóng ở lại thì dí dái vào là hơn. Khà khà...

P/S: hình minh họa là đồng đội tôi hồi trường huyện.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Tặng sách nhân ngày Nhà báo Việt Nam

Nhân ngày lễ trọng của báo giới Việt Nam, xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các bậc nhà báo lão thành, các thầy cô giáo các nhà nghiên cứu về truyền thông - báo chí, anh em đồng nghiệp và các bạn sinh viên báo chí. Chúc tất cả mọi người luôn luôn mạnh khoẻ, hp, thành đạt và thành công.
Nhân dịp này, chúng tôi xin tặng các bạn một số cuốn sách dạng pdf. Bạn nào có nhu cầu, xin để lại email trên phần comment hoặc qua email của chúng tôi.
Một số sách sau:
1. Lịch sử báo chí Việt Nam! Từ khởi thuỷ tới 1945 của cụ Huỳnh Văn Tòng.
2. Xã hội học và truyền thông đại chúng.
3. Từ điển hán Việt hiện đại (2 tập gồm từ đown và từ đa âm tiết).
4. Từ điển thuật ngữ truyền thông (2008, Canada, tiếng Anh)
5. Còn nhiều sách về truyền thông, PR... Nhưng bằng tuêngs Anh.
Rất vui được chia sẻ cùng các bạn.

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Anh không buồn mà chỉ tiếc...

Không đơn chiếc như hoa hồng, hoa phượng nở thành từng chùm như những quả cầu lửa trong không trung. Đến kỳ nở rộ, toàn cây là một khối đỏ rừng rực cả góc trời. Suốt một mùa đông say giấc nồng, những hàng phượng mang trong mình một màu xám ảm đạm. Rồi khi xuân đến, lá non đâm chồi, phượng lại khoác lên mình một màu xanh mơn mởn.

Mỗi mùa hoa đỏ về…
Hè về, phượng chen nhau đua nở trên các con phố góc sân trường. Cái khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ. Có lẽ vì thế người ta bảo, cứ mỗi độ này tất cả những chồi lá trên cây phượng sẽ biến thành những cánh mỏng manh xao xác đỏ tươi.
Trong cái nắng ban trưa, cùng những thanh âm lanh lảnh của tiếng ve kêu rả rích cùng với những làn gió xao xác, ta bỗng thấy vỡ òa những kỷ niệm ấu thơ vẫn luôn được giấu chôn trong tâm khảm. Loài hoa dù thân quen mà mỗi khi bắt gặp ta vẫn cứ ngỡ ngàng như mới lần đầu bởi sức sống mãnh liệt, sắc màu huyền diệu, sáng bừng, rực rỡ.
Phượng nở nghĩa là hạ sang, đó là cái chân lý giản đơn của tuổi học trò đầy mơ mộng. Hoa phượng trở thành biểu tượng của nỗi niềm lưu luyến, mang sắc màu của những buổi hoàng hôn đỏ thắm như tia lửa của tình yêu thơ ngây của thuở cắp sách tới trường.
Không biết tự bao giờ, hoa phượng được gọi là hoa học trò. Phượng nở, hè về gợi nhớ cho ta về kỷ niệm của những ngày xưa đến lớp…Với những ai đã qua rồi cái thời nhặt cành hoa ép vào trang vở, khi ánh mắt bắt gặp màu đỏ cháy của chùm hoa phượng vĩ sẽ sống dậy trong lòng những khoảng trời, những mảng kí ức đẹp. Phượng vẫn đỏ, có chút gì làm cay mắt, rưng rưng…

Mỗi mùa hoa đỏ về…
Mùa phượng nở những đóa hoa bắt đầu nở, những bông hoa xinh xắn, đỏ tươi lại mang đến cho chúng ta những hy vọng về sự trở về của hạnh phúc, một sự bắt đầu mới đầy tươi đẹp.
Ở Hải Phòng, mùa này đâu đâu cũng thấy màu đỏ của hoa phượng, rực rỡ, mạnh mẽ và lạc quan hiếm thấy. Loài hoa này gần gũi với bất cứ ai trên mảnh đất Việt Nam mến yêu, nhưng Hải Phòng là thành phố có nhiều hoa phượng nhất.
Cũng chính vì thế, người ta còn gọi Hải Phòng là thành phố Hoa Phượng đỏ. Thật đáng yêu biết mấy, tên loài hoa được gắn với một thành phố. Trên các con đường mùa hè, đặc biệt là các trường học, ở đâu ta cũng gặp hoa phượng.
Ở Hà Nội thì khác, mùa phượng vĩ Hà Nội như trẻ trung hơn bởi sắc màu của “hoa đường phố”. Hà Nội cổ kính nay lại điểm xuyết bằng một gam màu đỏ tươi vốn đã đẹp nay lại còn đẹp hơn.
Phượng không có mùi hương quyến rũ, vóc dáng đài các, kiêu sa như hoa lan nhưng vẫn làm xốn xang người ngắm như bâng khuâng, bịn rịn, luyến lưu… Phượng nở rất lâu, mùa phượng thường kéo dài từ tháng năm đầu mùa hạ, cho đến tháng chín cuối mùa, chống chọi với những cơn bão vùng nhiệt đới, phượng vỹ chứng minh sự kiên cường của mình.
Minh Phan
Ảnh: Internet

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Một ngày...


Buổi sáng cô quán không kịp tô môi
Lời chào nhạt thếch
Người khách lưng dựa mảng tường rêu
Trong vòng tròn khói thuốc
Tìm lại chuỗi dài khoảng cách chia xa
Nơi ấy có cây me già trước ngõ
Người ấy mái tóc dài xõa xõa đung đưa
Từng ngày từng ngày vẫn qua khung cửa
Một phút chạnh lòng mang hình phố ra đi
Tách cà phê và cuộc đời cùng vị đắng
Nơi góc hẹp vỉa hè bỏ lại một thời xanh…

Mặt trời đầy chặt buổi trưa
Mái tóc thưa sói nắng
Cơn sốt nóng lây lan dịch định kỳ
Hàng cây khô dài theo phố hạ
Một bầu trời thủy tinh
Ngổn ngang đường nứt rạn

Bầu trời như thủy tinh
Dọc ngang đường nứt rạn…
Buổi chiều lầy lội đường mưa
Những bóng nước lênh đênh rồi vỡ
Đường về chợ vội vã hoàng hôn
Áo ai ướt ố loang ngực nhỏ
Phận nghèo không dứt một đời mưa
Câu hát buồn than đời quá khổ…

Trong đêm phố hoa đèn rực rỡ
Chàng trai quần rách xé đi hoang
Mái tóc rã rượi cô gái ẩn mình trong bóng phố
Tình tự khúc chất chứa ngổn ngang
Nỗi niềm tàn canh còn tức tưởi:
- “Tồn tại có hay không?”
Câu hỏi nghìn năm không lời giải…

Một ngày qua một ngày
Vết nhăn hằn trên trán
Gánh nặng oằn đôi vai
Một lớp người hôm nay vừa đến
Nụ cười hôm qua đã bỏ quên…
2012.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Sống chậm lại...

Giữa guồng quay vô tận của thời gian, áp lực của cuộc sống, của công việc, người ta bắt đầu thấy chóng mặt, ngột ngạt… thì khái niệm sống chậm không còn là điều gì đó quá mới mẻ. Nhưng sống chậm như thế nào cho đúng, sống chậm như thế nào cho đủ và thấm thía thật sâu ý nghĩa của sống chậm thì thật là không phải dễ.

Chậm lại để không hời hợt, chậm lại để nuôi chín cảm xúc, để lắng nghe nhịp chảy của cuộc sống, nhịp đập của chính con tim mình, để nhận ra điều gì thực sự là cốt lõi, điều gì chỉ là thoáng qua… Chậm lại để nhìn lại. Chậm lại để… nhanh hơn.
Sống chậm dường như kéo ta bước chậm lại, đưa con người trở về với bề sâu, bề xa, những góc khuất trong tâm hồn, chầm chậm lắng nghe và suy ngẫm.
Sống chậm! Chậm lại để không hời hợt. Chậm lại không phải là để thụ động tận hưởng. Chậm lại để nhìn lại. Chậm lại để… nhanh hơn.
"Cuộc sống là một bản nhạc tuyệt vời, cũng có khi là một bản rock ồn ào cuộn sôi, cũng có khi là một khúc ballad dịu dàng chậm rãi... Vậy thì đâu có gì phải băn khoăn về sống nhanh hay sống chậm! Cứ sống để sau này, khi nằm xuống cảm thấy mình sống đủ và không hối tiếc."
…Có một nhà văn đã viết thế này: “…Tôi sẽ tập ăn chậm để thấy vị ngọt của hạt gạo quê xứ nghèo, tập đi chậm để thấy hai hàng cây bên đường thay lá, tập sống chậm lại, chậm lại để nhận thấy tình đời, tình người lấp lánh bên tôi…”.
Sống chậm - đó là những lúc họ ngồi trong những quán cà phê, trầm ngâm suy nghĩ về cuộc sống, tự hài lòng với những gì mình đang có, và cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc. Còn sống chậm theo kiểu sống mòn thì không nên chút nào.
Cũng tùy hoàn cảnh. Lúc còn trẻ, niềm tin, năng lực, sự năng động tràn đầy, bảo người ta sống chậm thì hơi khó. Trong khi cơ hội và thách thức còn đặt ra cho họ.
Nhiều người vẫn sống nhanh, phấn đấu, và họ cảm thấy hài lòng với cuộc sống đấy thôi! Với họ, sống là vươn lên, nỗ lực hết mình, và họ tìm thấy niềm vui với thành công đạt được.
Cũng tùy vào hoàn cảnh, ai đó sẽ nhận thấy cần sống chậm lại một chút, dành nhiều thời gian thư giãn, chiêm nghiệm và tìm kiếm thêm tình yêu thương... Học thiền, tập yoga, tĩnh tâm bằng trà đạo… là những giải pháp “sống chậm” của nhiều người thời nay. Hãy hòa mình với thiên nhiên và tận hưởng tận giây phút hạnh phúc trong hiện tại.
Đôi khi bạn chỉ cần nhắm mắt lại, chỉ vài phút thôi, bạn cũng có thể cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống.
Đôi khi bạn chỉ cần ngừng chạy, chỉ vài phút thôi, bạn cũng có thể cảm nhận được nhịp điệu cuộc sống.
Đôi khi bạn chỉ cần im lặng, chỉ vài phút thôi, bạn cũng có thể lắng nghe được những điều kì diệu của cuộc sống.
Đôi khi bạn chỉ cần một mình, chỉ vài phút thôi, để bạn hiểu thêm về chính mình.

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Tiếc gì....


Lâu rồi mới nhớ là hắn đã từng mở cái threat này, thật ra ko hẳn là ko nhớ mà phải nói là lười. Hồi lâu lắm, hắn đã nói ở đâu đó rằng bệnh của đám công chức là bất lực, bất lực trước bàn phím, bất lực với chính mình. Ngồi trước bàn phím, những ngón tay xoa xoa trên từng con chữ mà chẳng biết đánh gì. Lười hay bất lực, giống hay khác nhau cũng chỉ là cách nói mà thôi.
Radio hay TV, mở ra là chuyện biển chuyện đảo. Lão Hay nói dạo này gàn như ngủ luôn ở văn phòng để canh tin. Quan trọng thật, ko biết canh cái gì. Sự kiện tự nó mang tính khách quan, muốn hay ko muốn thì nó đã và đang xảy ra ở đâu đó theo đầy những chiều hướng khác nhau. Ông nói canh chắc là hóng thông tin mới nhất, đầy đủ nhất để bẩm các cụ có liên quan. Nói chuyện biển đảo, dưng lại nghĩ đến ông gì đó, léo nhớ tên. Ông này ko thể nói là giang hồ vặt mà phải nói là giang hồ một cây luôn. Bảy năm biên giới phía Bắc, cũng khoảng đó thời gian nữa ở đảo, 14 năm hết lục lâm rồi giang hồ, chất phiêu diêu thể hiện ngay trong ánh mắt của người lính ấy.
"Ánh mắt của người nhiều năm ở đảo ko phải phiêu diêu gì đâu..." ông anh này nói, "từng ấy năm ăn sóng nói gió là từng ấy năm dịch chuyển từ đảo này sang đảo khác, từ đảo chìm sang đảo nổi, từ đảo đến nhà giàn... Những năm trước, điều kiện tàu bè khó hơn bây giờ nhiều, có khi phải nửa năm mới có tàu ra, cho nên quanh năm ngày tháng chỉ có đồng đội với nhau, chỉ đối diện với biển xanh, con sóng bạc đầu và đường chân trời hun hút tầm mắt... Từ lúc nào ko biết nữa, ánh mắt người lính như có lửa, ánh lửa của sự phiêu diêu ko kém phần lãng mạn...".
Kể vậy, viết vậy khác gì viết văn. Lối văn thời chiến mới có lửa trong từng câu chữ. Hình như kể vậy, viết vậy vào lúc này nghe thế nào ấy. Đành rằng thời nào cũng thế, người chiến sỹ luôn phải hy sinh phải chịu đựng gian khó vì đất nước. Trách nhiệm đó ko chỉ là trong ý thức, trong hành động mà còn được thể hiện trong câu chuyện kể của mỗi người lính.
Hắn đã ứa nước mắt khi hình dung về chuyện người lính giang hồ đã kể. Điều hắn muốn nói là dẫu sao, chúng ta cũng nên và phải nhìn sâu hơn vào những sự thật. Sự thật ở đây ko trần trụi nhưng rất nhân văn. Nói là phải nhìn sâu hơn vì lâu nay hình người ta luôn đề cập đến chuyện gian khó của người lính như một  sự nông nổi, hời hợt, sự lảng tránh thì đúng hơn.
Hắn đã từng đứng vai đạo diễn chương trình giao lưu văn nghệ giữa đoàn công tác với lính đảo. Điều đầu tiên hắn đề nghị là phải ưu tiên nhưng bài hát sôi động, sôi động và có thể nhảy múa, để mà mọi người đến từ hậu phương và những chàng lính trẻ có không gian nhảy múa; điều thứ hai hắn chỉ đạo là các bà các chị, nhất là các chị không được trẻ đẹp lắm phải chuột rút ra ngoài ưu tiên cao nhất cho những cô trẻ đẹp. Lính trẻ đôi mươi, thích thì thích lắm nhưng làm sao dám tự nhiên ôm eo các mợ bốn chục mùa khoai được. Vậy nên, phương châm là "tiếc gì một bờ vai, một cái đặt tay nơi lườn eo...".
Khi tôi ở đảo về, ghé qua Sài Gòn, gặp đứa em gái ở quán caphe góc đường Tôn Đức Thắng, sau mấy câu thăm hỏi xã giao, em gái bập luôn rằng, ở ngoải, anh em lính trẻ giải quyết chuyện kia thế nào. Hì, hắn trêu lại rằng chuyện kia là chuyện gì? Em gái toàng toạc rằng chuyện nam nữ là nhu cầu tự thân, nói rõ hay ko thì ai cũng biết cả năm cả tháng chỉ có mấy ông với nhau... chịu sao thấu. Uhm, đúng vậy, đó là nhu cầu, là sự thôi thúc mang tính bản năng. Chỉ có điều ko biết cách nào để giúp người ta thì tốt hơn là lờ đi thôi. Đó cũng là sự hy sinh, sự hy sinh đến từ nhiều phía, cả với những người vợ, người bạn của họ nơi đất liền trong những năm tháng dằng dặc cách xa.
Với những người đang hy sinh vì Tổ quốc, đừng tiếc gì...