Khiemnguyen

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Lịch trình Báo chí Việt Nam

Đây có thể nói là một trong những bài nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam đầu tiên được thực hiện từ năm 1942 đăng trên Tạp chí Tri Tân. Xin đưa lên đây để mọi người cùng đọc.








Tác giả bài nghiên cứu này là Khuông Việt
2.


Nông cổ mín đàm

Hắn đang thực hiện việc số hóa tờ Nông cổ Mín đàm, đã hoàn thành được 10 số đầu tiên ở định dạng PDF. Đây là một trong những tờ báo tiếng Việt đầu tiên và đúng với Tên gọi của nó, tờ báo hướng đến phục vụ mục tiêu phát triển canh nông, nông nghiệp, nông thôn. Ai có nhu cầu đọc trọn bộ báo này, xin đăng ký và từ từ đợi.


Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Tôn chỉ, mục đích của Đông Dương Tạp chí



Ngày 15/5/1913, Đông Dương tạp chí phát hành số đầu tiên. Đây là phụ trương đặc biệt của tờ Lục tỉnh tân văn. Chủ nhân của tạp chí là ông Schneider. Tạp chí ban đầu mỗi tuần lễ ra một số ra ngày thứ Năm.Trên số 1, Đông Dương tạp chí đã đăng bài Cấn cáo để trình bayf tôn chỉ, mục đích và chương trình hoạt động của bản báo. Xin đăng toàn văn lên đây phục vụ các bạn nghiên cứu (Nguyễn Bùi Khiêm).

CẤN CÁO
Bn báo vì có việc nguy biến mà phải vội vàng in ra, cho nên kì đu này không kịp trình các duyệt báo chư quân tử, chủ nghĩa báo này thế nào, và lối in, lối soạn, các chương mục báo có những gì, không kịp nói cho rõ được.
Đến kỳ sau bn quán xin k minh bạch chương trình, chnghĩa. Nay hãy nói đại cương đ các ngài biết.
Mỗi k sẽ có một bài tổng thuật các việc trong tun l, một bài đại luận về thời sự; các điện báo hoàn cu; các điều nên biết v việc buỏn  bán.
Mục ch nghĩa thi cốt in những bài Ph thông, các thuật hay, ngh mới mà chuyên nhất vào việc Nông là việc cốt của dân An nam, luận v các Công nghệ thường, hợp với trình độ văn minh ta thời nay, mà các tòa Thương cTráng Bách công đương nghiệm. C động cho dân An nam lấy văn quốc ngữ làm quốc văn, làm gốc nghhọc, lại là một mục riêng trong chủ nghĩa ta.
Bn báo lại mở ra mt chương đĐăng văn cổ” đ lấy những nhời sở ước thực và phái lẽ của dân An nan dâng lên cho chánh phủ biết, và đem những ý cao nhà nước mà tỏ cho dân hay. Đ làm một nơi giao thiệp cho dàn có cách mà trực tiếp vi Nhà nước, và được hiu rõ những ý kiến quảng đại của nước Lang sa sử với dân An nam.
Các việc vt trong các kinh thành, và các nơi trong cõi sẽ in ra một mục riêng.
Sau na in ra những hoá giá, hàng xuất cng nhập cảng, tàu chạy, xe lửa, giá bạc, vân vân, đề cho ai nấy theo được cuộc lý tài trong nước tiến hoá thế nào.
Đó y k đạỉ cương, đến kỳ sau sẽ bàn minh bạch.
Ấy chủ nghĩa bổn quán như thế, chắc rng trong liệt quí ai chẳng cùng lòng. Mà càng nhiu người đồng trí hao nhiêu, bn quán lại càng được phn chn bấy nhiêu, mà tim đường ích li cho dân An nam.
Vậy xin các duyệt báo chư quân tử, trong đt văn vật này, ai có bụng tin rằng cơ mai hậu nước Nam, có th nhờ v báo quán, thì đem lòng giùm giúp cho bn báo được nên một tđắc dụng.
Các danh hin liệt sĩ thì chúng tôi xin nhờ các ngài hãy đem lời hay Khổng Mạnh lưu chuyển để chân nhân tâm, khiến cho dân dại biết noi đường thẳng.
Các quan lại chức thì xin dùng tờ này làm cái bài giảng dụ cho trị hạ biết trí cao nhà nước.
Các bậc tân học đã thành nghiệp thì xin lấy đây làm sách để dẫn kẻ đi sau.
Nông, công, thương, cổ, cách trí, hình luật, khoa nào cũng phải có cả, xin mỗi ngài tùy tài riêng ra sức giúp đồng bang.
Điều khôn, lẽ phải, thuật lạ, văn hay, xin mỗi ngài đem cho một chút. Xin cố xây dựng cho bổn quán thành công nghiệp, kẻo lỡ mất cơ hội này là được lúc quan trên có lòng rộng rãi, chĩ sẵn tai nghe trống đằng vân, lại muốn gia ân khai hóa cho bản dân được nhờ.
Ta phải đồng tâm mà đem văn chương học thuật, đem ân huệ văn minh mà khua sáo cho lấp được những lời gây loạn. Ta phải làm cho tiếng sáo bọn ngụy tịt ngòi, không nổ được kịp tiếng chuống chống văn minh.
Trong các quan cùng các danh nho bổn quốc, may cũng nhiều bậc trí cao tài lớn, lại yêu nước một cách khôn ngoan, lẽ phải. Thì há báo này lại chẳng lắm người giúp hay sao?
Người hào trưởng các chốn hương thôn, xin lấy đây làm nơi trực tiếp, đem làm dân mà thực tỏ với quốc gia.
Mỗi người một chút, lắm cây nên rừng, bổn quán trông mong vào các ngài, để nên công hữu ích, để khỏi phụ ơn quan toàn quyền, quan thống sứ đã có lòng kính mến mà chuẩn cho phép in nhật báo này.
Nay kính báo.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Hoàng Tích Chu và sự nghiệp báo chí Việt Nam



Huỳnh Văn Tòng
(Lịch sử báo chí Việt Nam 1973)

Từ khi thành hình, nói chung thì báo chí Bắc kỳ phát triển không ngừng về phương diện hành văn. Về kỹ thuật trình bày, sắp xếp bài vở, phi đợi ti năm 1926, 1927, khi hai nhà báo Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn từ Pháp du học tr về. Hai nhà báo này đã tập hp với một số ký gi khác như Tạ Đình Bích, Phùng Bo Thạch, Tam Lang Vũ Đình Chí đ cùng nhau quyết định một ci cách quan trọng trong nghề báo.
1. HÀ THÀNH NG BÁO
Ra mắt năm 1927, chủ nhiệm là Bùi Xuân Học, hai nhà báo Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn phi hp nhau đ điều khin tờ báo, nhờ vậy Hà Thành Ngọ Báo đánh dấu một bước tiến mới, so với các báo đã ra mắt từ trước. Đỗ Văn đem tài năng ra thi th, nh đó mà cách trình bày sáng sủa, không kém như báo bên Pháp. Hoàng Tích Chu dùng lối hành văn mới, gọn gàng và sáng sủa, khác hẳn lối văn còn mang nặng du vết biền ngẫu, hoặc chứa đựng nhiều chữ Nho, nhiều điển cố Trung hoa. By lâu, các báo thường đăng bài xã luận phía trang nhứt, hai cột bề ngang, vi Hoàng Tích Chu, bài xã luận được rút gọn, sắc bén hơn. Trước kia, tin tc thường đăng trang trong, nay thì xem ra trang nhứt đ lảm ni bật tánh cách thời sự sốt dẻo của t báo.
Quả thật là Hoàng Tích Chu đã thực hiện một cuộc cách mạng trong làng báo Việt Nam. Nhưng lúc ban đầu, độc gỉa chưa quen với lối hành văn vắn tắt, gãy gọn. Độc giả chê là “quá vn tắt”, “viết văn lai Tây và tác giả bị xem là kẻ lập dị, khôi hài. Hậu quà tai hại là báo bán không chạy, chủ báo đành mời hai nhà báo quá tân tiến này nghỉ việc.
2. ĐÔNG TÂY
Hai tay khuấy động là Hoàng Tỉch Chu và Đỗ Văn không chịu thua, c cương quyết theo con đường đã vạch sẵn, họ đứng ra sáng lập một t báo riêng, lấy tên là Đông Tây vào năm 1929. T đó ng báo Việt bước vào một giai đoạn mời, tiến những bước dài.
Công trinh của Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn đáng được đề cao và tuyên duơng. Sau đây là ý kiến cùa nhà văn Thiếu Sơn[1]:
Cách đây 20 năm, hai thanh niên Việt Nam, người thứ nhứt sinh viên trường Cao đẳng Sư phạmNội, người th nhì đã là kỳ giả, đã cương quyết bỏ trường học và b ngh đ qua Pháp mà học hi thêm v cách làm báo của Tây phương. Ký giả Hoàng Tích Chu lo trau dồi ngh nghiệp[2], Đ Văn t nghiên cứu kỹ thuật ấn loát.
Lúc lưu trú bên Pháp, hàng tháng họ nhận được một số tiền trợ cấp ca người bạn thân là Lê Hữu Phúc, giáo sư Trung học Albert Sarraut. Học xong, họ trở v nước, tới lượt giáo sư Lê Hữu Phúc qua Pháp học thêm về Văn chương và Triết Trường Đại học Văn khoa Aix en Provence.
Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn ch đợi khi Lê Hữu Phúc v thì bộ ba” s lập ra một t báo với sự phản công rệt: Hoàng Tich Chu làm quản , Lê Hữu Phúc lo v tòa soạn và Đ Văn lo việc nhà in.
Kế hoạch khá đẹp và thực tế y bị gãykhi hc thành tài, giáo sư Lê Hữu Phúc mt ở bên Pháp. Bởi vậy, trang nhứt của số ra mắt (tờ Đông Pháp) Hoàng Tich Chu và Đỗ Văn đă viết một bài ai điếu, khóc người bạn đng chí.
Mặc du bước đầu quá thảm đạm nhưng khi lần lưt ra mẳt, t Đông Tây quả là một thành công rực rỡ, cảm tình nng hậu mà độc giả dành cho Hoàng Tích Chu là phần thưởng lớn lao, xứng đáng nhứt vì chinh ông người có sáng kiến cho ra tờ Đông Tây, đem lại sự ci cách sâu rộng trong làng báo Bc Kỳ. V nội dung thì chưa có gìch cực, nhưng v nh thửc (cách hành văn, cách trình bày bàỉ v) thì gần như là một cuộccách mạng thay cũ đi mi”.
Cách viết bài cùa Hoàng Tích Chu mô phỏng theo li hành văn của người Pháp, lúc ban đu, độc giả xem đó là l lăng, không thich hợp nhưng ln hi, họ làm quen được và xem đó là li viết thích hợp trên báo chi, nhiu người lại bt chước Hoàng Tich Chu, Trn Tn Thọ, chủ tờ Tân Thiếu Niên, từ Bc kỳ vào Saigon năm ngoái đã thú nhận với chúng tôi rng lúc ban đầu ông ta chng lại lối hành văn ấy nhưng lại chịu ảnh hưởng ca nó, lúc nào không hay[3].
3. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG TỜ ĐỒNG TÂY
Đông Tây ra s 1 ngày 15/11/1929, ba ký giả Tạ Đình Bích, Phùng Bảo Thạch, Tam Lang có mặt, lại còn sự hợp tác thi sĩ tài hoa và yêu nước: Á Nam Trn Tun Khải. Đỗ Văn chăm sóc phần trình bày, phần n loát trong khi một số khá đông họa sĩ có chân tài hp tác với nhau góp ý về phần kỹ thuật và lo việc minh họa.
Lúc đầu, Đông Tây ra mỗi tuần một số, trở thành bán tuần san, rồi nhựt báo. Lãng Nhân Phùng Tất Đắc làm chủ bút vi sự hợp tác của Tế Xuyên và Vũ Bằng, một luồng sinh khí mới thổi qua làng báo Việt Nam, Đỗ Văn áp dụng kỹ thuật trình bày của báo Tây phưong một cách linh động vào hoàn cảnh và phương tiện ca Việt Nam. Ở trang nhứt, độc giả thấy vui mắt với tranh ảnh, những nét minh họa vẽ phác. Danh từ Việt Hán ít khi dùng tới, nhờ đó mà câu văn trở nên đại chúng, rõ nghĩa. Nhiều vấn đề thiết thực của đời sng thường nhựt được đề cập tới.
Trong bài Nghề làm báo ngày nay[4] , Hoàng Tích Chu viết:
Nghê làm báo xứ ta cho đến ngày nay vẫn chưa phải là một ngh, theo nghĩa đúng của nó xứ ta chưa có trường dạy v Báo chí. Chúng ta xem đó là trò tiêu khin v tinh thn, ký giả chỉ là những người lãnh lương, tức là những người làm công, vì vậy ký giả làm việc miễn cưỡng.
Trong một bài khác nhan đề: Ti sao báo chí của chúng ta không đề cập ti những chuyện quc sự[5], Hoàng Tích Chu viết:
Người chịu trách nhiệm ln là các ông nhà báo. Khi lập t báo, ông ch chỉ chú ý tới vn đ tiền bạc, thay vì chý ý tới bộ biên tập. Chủ báo quan niệm rằng ký giả là ngưi làm công, ngày hai buổi đến tòa soạn đề viểt xã luận, dịch tin tức đ trám cho đầy cột báo.
Những ngưi làm công nói trên tìm đâu ra? Đa số là những nho sĩ nghèo và dốt, những người kiến thức nông cạn nhưng mun lòe thiên hạ với những câu văn hoa bóng by. Những người này ch biết viết bài xã luận mà thôi. Người chủ báo, tuy trong ngh nhưng chưa biết tờ nhựt báo có vai trò gì. Nhựt báo đối với họ chỉ là những bài xã thuyết cộng với vài tin tức lượm lặt s Cảnh sát hoặc dịch từ báo Pháp, vì không hiểu rng là nhựt báo phải đ cập đến những vấn đề thời sự: tín tức trong và ngoài nước... cho nên những người chủ trương ch chú ý đến các bài xã luận về luân lý, kinh tế, triết học và tưởng nvậy là đủ rồi.
“Có người xem việc lập một t báo như mở một tiệm tp hỏa. Ch báo ít vốn nên không dám chịu tốn tiền để mua hoặc tìm tin tức. Họ cho trám vào my cột báo bất cứ tin tức nào bt gặp trong báo Tàu hay báo Pháp.
Li hành văn của th văn viết báo được Hoàng Tích Chu cải cách lại, và công lao v cải cách hình thức t báo là của Đỗ Văn, ông này mặc dầu tích cực góp công lao cho nền báo chí Bắc kỳ nhưng ít được ai biết đến. Nhờ ông hình thức t báo tr nên hấp dẫn, tươi đẹp hơn đối với độc giả. Đây là một chiến sỉ của làng báo vì ông Đỗ Văn đã bỏ trường Cao đẳng Sư phạm, qua Pháp học nghề nhà in thay vì tiếp tục học đ tr thành giáo sư.
Công lao của Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn đáng được ghi bằng nét vàng son trong lịch sử báo chí nước ta: hai chiến sĩ trẻ, táo bạo.


[1] Thiếu Sơn, Phê bình và Cảo Luận, Nhà xut bản Nam Ký,Nội, 1933, tr: 125, 127.

[2] Trong bài “Một dịp cho tôi nói về lối văn Hoàng Tích Chu”, Hoàng Tích Chu đã viết về việc đi học ở Pháp: “Tôi sang Pháp, học nghề kế toán để đi làm kiếm bánh… Trong khi kiếm được thừa miếng bánh, tôi vẫn không quên là tôi phải tập học lấy nghề nhà. Cái nghề làm báo. Nghề làm báo của tôi không học ở trường dạy làm báo mà học được ngay ở các tờ báo tôi đọc hàng ngày” (Nguyễn Bùi Khiêm).
[3] Thiếu Sơn, Phê bình và Cảo Luận, Nhà xut bản Nam K,Nội, 1933, tr: 127, 128.
[4] Đông Tây, số 2, ngày 02/12/1929
[5] Đông Tây, số 5, ngày 19/01/1930