Khiemnguyen

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Chúc mừng năm mới 2014!

Chỉ còn ít phút nữa thôi là bước sang năm mới, năm 2014. Thời gian luôn là vàng là bạc, nghĩa là nó rất quý, ai cũng biết vậy và ta cũng vậy, nhưng cũng ko biết làm sao để giữ gìn và sử dụng nó sao cho ko lãng phí và thật sự hữu ích. Một năm ngoảnh lại, nhẩm tính xem được và mất những gì, chẳng được bao nhiêu mà như các cơ hội đang như tuột khỏi mình, như đang mất dần.  Đây ko phải là lời than vãn nhưng đúng là tâm tư của một kẻ chua thành công, ít nhất là trong công việc. Dẫu sao cũng còn cảm thấy ấm lòng về những thành công trong việc nghiên cứu, học tập và chia sẻ.
Nhân dịp đứng bên lề của năm mới, xin gửi đến tất cả những ai đọc được những dòng chữ này những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc các bạn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt và thành công trong cuộc sống, gia đình và công việc.
Cũng mong muốn nhận được từ các bạn sự chia sẻ, động viên và tham gia đóng góp, giúp cho blog thực sự là nguồn tư liệu hữu ích và thiết thực về lý luận và thực tiễn hoạt động của báo chí và truyền thông.
Nguyenbuikhiem@gmail.com

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Ô tô ở Việt Nam thời trước 1945.

Rét mướt và mưa gió, lọ mọ trên mạng nghiên cứu đủ các thứ và thấy có những tấm hình hay hay về Việt Nam đầu thế kỷ trước, chỉ chuyên về đề tài ô tô. Up ở đây cho mọi người xem.
1. Cầu Long Biên  (Pont Paul Doumer)












2.Nguyên gốc cảnh trong phim "Người tình":







3. Và cảnh phim "Người tình" mới:












4. Theo tài liệu của Pháp, đến năm 1926, cả Đông Dương đã có 10.299 phương tiện được đăng ký, trong đó 5678 chiếc ở Nam Kỳ, 2866 chiếc ở Bắc Kỳ, 966 chiếc ở Annan (ko biết có phải là Trung kỳ ko?), 683 chiếc ở Campuchia và 106 chiếc ở Lào.













5. Xe khách.
6. Các thiếu gia chuẩn bị rong chơi:










7.Xe "ngựa người, người ngựa" đón khách như xe ôm bây giờ.
8. "Siêu xe" xuống phà:












9.Phượt:
10. Offroad:







11. Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh thời trai trẻ cũng đi xe máy, chắc hình ảnh tựa như thế này:



















12.Ảnh này nhìn quen quen, ko biết là chợ nào và ở đâu?
13.Xe đạp thời đó chắc cũng là một gia tài, dòng Fixgear các teenplus đang máu đây:
















14. Xe cộ phương tiện ở xứ mình luôn là thứ gắn với danh giá, phải con nhà mới có, bảnh phải như thế này:

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Vũ Bằng và Hoàng Tích Chu



Vũ Bằng viết về Đông Tây và Hoàng Tích Chu


(Trích từ Bốn mươi năm nói láo)[1]
“… ngay lúc định bước vào nghề: không có hy vọng vào tờ Đông Tây giúp việc - sau cuộc hội kiến với Hoàng Tích Chu. Vừa đi bước một ven bờ hồ Hoàn kiếm, tôi vừa suy nghĩ. Tôi nhớ lại đã có một lần, không cách đó bao xa, tôi cũng được “chơi chèo” hội kiến vi một nhà văn tên tuổi là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Ông Vũ Hùng Toán, lấy tư cách là quản lý báo, mời tôi là một nhà bỉnh bút của Tạp chí An nam đến thăm ông chủ bút. Cuộc diện kiến diễn vào buổi tối một mùa Đông lất phất my hạt mưa phùn. Lần đó, tôi cũng thất vọng như lần này: Tản Đà, thấy tôi vào, cứ ngồi ì ra không thèm đứng dậy; một lúc lâu, mi nhìn tôi một hồi như thể nhìn thằng ăn cắp, rồi “à” một tiếng và bảo tôi ngồi xuống ghế. Thì ra ông ta đang say. Bên cạnh ông là một cái hỏa lò than cháy râm râm, trưc mặt là một cái mâm nhỏ trên bày thức ăn bừa bãi. Ông ta uống một tợp, gắp một miếng, khà một cái, hơ tay vào lò than rồi... ngồi rung đùi ngâm, vối cái giọng khê năng nặc:
Vèo trông lá rụng đầy sân,
Tóc tơ ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Vừa ngã vào làng báo, tôi gặp hai nhân vật điển hình: một ông công tử bột, đánh phấn bôi môi làm cách mạng văn chương vi một giọng văn cụt lủn, có khi không “suy dê”, không “véc bờ” và nổi tiếng làm tiền của gái, và một ông hủ “mớ đời” làm báo mà chỉ lo chau chuốt một chữ trong thơ, cả ngày say rượu, không thèm biết một tí gì về tình hình quốc nội và quốc tế!
Nghĩ vậy, nhưng trong thâm tâm, tôi phục sát đất cả hai ông, bi vì thơ của một ông rung động, còn văn của một ông có tính cách cách mạng, trẻ trung, chứ không già lụ khụ như Hoàng Tăng Bí hay Dương Bá Trạc. Tôi phục Tản Đà đã đem một cái đẹp cao siêu vào mục thi ca cho làng báo, còn Hoàng Tích Chu thì đã làm “cách mạng thực sự” trong nghề báo, dám đưa ra những cải cách mà lúc đó ai cũng cho là quá ng.
Cả hai đặc điểm đó, tôi tự xét không thể nào theo nổi, nhưng sau khi gặp Hoàng Tích Chu, điều hợp, mổ xẻ và học tập hai buổi tiếp xúc lịch s, tôi rút được một đặc điểm thứ ba, mà đặc điểm này chung cho cả hai người: đó là tính tự phụ, coi thiên hạ như cỏ rác. Vì lẽ tôi không bắt chước được hai bậc đàn anh về những cái gì cao siêu, tôi bắt chưc cái gì dễ theo nhất, dễ làm nhất, để ra cái vẻ “ta đây cũng là một thứ đàn anh”. Sửa một bộ mặt lạnh lùng, khinh khỉnh, tôi mặc “ba đờ suy”, quàng “ca rê”, đi “ghệt đờ vin”, làm mặt chán chường một cây không thiết sống, không buồn nhìn chung quanh. Ai nói chuyện, tôi cũng nghe bằng lỗ tai lơ đãng, ra cái vẻ “mình đã biết cả rồi”.
Nhà báo tôi gặp đầu tiên là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Những bài tôi viết An nam Tạp chí là những tư tưng của một ông cụ non, may đã tam sao thất bản rồi, chớ không mà phải đọc lại thì xấu hổ mà chết mất. Tôi nói: “Thích nghề viết báo”. Chớ thực ra thì chưa ham viết.
Tôi còn nhớ rõ ràng tôi bắt đầu ham viết báo là kể từ ngày các ông Hoàng Tích Chụ, Đỗ Văn, Phùng Bảo Thạch, Tạ Đình Bính, Vũ Đình Chí làm tờ Ngọ Báo của ông Bùi Xuân Học. Cho đến bây giờ và mãi mãi tôi vẫn nhận rằng Hoàng Tích Chu đã làm được một kỳ tích: viết Nam Phong ký tên Kế Thương, đọc chán như cơm nếp nát; thế mà đi Pháp mấy năm về, làm được một phát rất “trì” là làm sôi động cả ngành báo chí, đem lại cho t báo một bộ mặt mới, một hơi thơ mới, một sinh lực mới.
Ngọ Báo một xu bán chạy không chê được. Đọc không bỏ một chữ. Văn hay không chịu được, cái lớp tiểu yêu như tôi lúc đó đều công nhận như thế, nhưng các ông lớn tuổi thì dường như không tán thành.
 Nhưng thi gian đem tiến bộ đến cho ngưi ta, sức mấy mà chờ đợi những ngưi ngồi bình luận suông. Ông phản đối ư? Thì xin mời ông hành động. Chỉ “tri” mà không “hành” như Vương Dương Minh đã nói, thì... tiêu! Làn sóng Hoàng Tích Chu và tập đoàn đánh ào các bố già đi, không có gì lạ hết. Và người ta sẽ không lạ là một khi cao trào đã phát khi rồi thì chỉ có tiến mà không có lùi, chỉ có lên mà không có xuống.
Tôi không thể tả được sự khâm phục của tôi lúc thấy các bức tường đu Hàng Trống, Hàng Bông dán những bức quảng cáo to bằng cái chiếu vẽ một ông qu xuống đội quả địa cầu trên vai. Mới quá, cao cấp quá! Báo Đông Tây của Hoàng Tích Chu ra đời, sau khi ly khai với cụ Bùi Xuân Thành, thân phụ ông Bùi Xuân Học. Phải nói rằng bốn mươi năm đã trôi qua, tôi chưa thấy có một quảng cáo nào làm cho tôi say mê như thế, hấp dẫn như thế, kể cả những tờ báo bây gi có nhiều phương tiện mà cũng có nhiều tiền hơn t Đông Tây.
Tôi còn nhớ có chiều đi học về, đỗ xe đạp lại, tôi đứng xem từng nét vẽ cái ông Atlas ôm quả địa cầu và quả thực tôi đã đợi từng ngày để mua Đông Tây số 1. Phải nói thực: đẹp thì tờ báo có đẹp thực, nhưng bài ít quá, và không có gì xuất sắc, trừ vài câu thơ in những chỗ thiếu bài như: “Trên chiếc ô tô con chó ngồi - dưới cái xe bò thằng người lôi”... Chính lúc này, bọn người “nghịch” vi Hoàng Tích Chu mới đưa ra luận điệu tấn công: “Chu học d chết đi, rỗng như đít bụt” hay “Chu thì chữ nho một vốc, chữ tây ba xí ba tú chớ có xôm gì!”.
Muôn nói gì, mặc; người ta vẫn theo đọc Đông Tây và đến lúc ra hàng tuần (kh báo 60 x 80), rồi từ hàng tuần ra hàng ngày (khổ báo như tờ Monde bây giờ) hầu hết đều nhận thấy Đông Tây là t báo “số dách” Hà thành. Ngoài mục “Chuyện đâu” của Văn Tôi mà lúc đó tôi coi là “siêu văn nghệ”, tôi còn nhớ mãi mấy cái truyện ngắn mà tôi lấy làm kiểu mẫu viết văn, như “Gò cô Mít” của Hoàng Ngọc Phách (ký tên là Hoàng Tùng), truyện Trương Chi của Phùng Tất Đắc, kể lại câu chuyện cũ anh lái đò mê con quan thừa tướng, lúc chết, nhập hồn vào một cây bạch đàn, và truyện Bích Mã Lương (cũng của Phùng Tất Đắc) nhắc lại chuyện nhà nghệ sĩ mê chính bức tượng mà mình đã tạo ra...
Đọc những truyện đó, tôi thán phục các tác giả, rồi từ đó, tôi coi tất cả những người nào đã cộng tác, đã giao lưu với Hoàng Tích Chu đều là những bậc tài ba lỗi lạc, và có nhiều lúc tôi mơ ước nếu được “biếtcác vị này, có một bài đăng lên báo cùng với họ thì “bô” hết sức. Thèm quá đâm ra liều. Một ngày mùa Thu của một năm mà bây giờ tôi cũng không còn nhớ nữa, ngưi học trò dốt toán nhứt Lýt Sê là tôi, đã đánh liều gửi ba truyện ngắn đến cho báo Đông Tây, yêu cầu “phủ chính” và “nếu có thể thì đăng tải”.
nhân tôi đ các tật xu, nết hư nhưng tôi quan niệm các bậc đàn anh đó, các thủ lãnh của tôi không được là những người tầm thường, lố lăng, nhăng nhít. Bi vì nói cho thực, thấy các ông ra vẻ chơi bi khét tiếng, có khi lố lỉnh, trắng trợn, lại trà rượu nhảy nhót, tôi cảm thấy họ đã vi phạm đạo đức, mà đạo đức lúc ấy đã xuống quá rồi. Tập đoàn Hoàng Tích Chu, Chu Mậu, muốn nói gì thì nói, cũng đã có một cái lỗi, là đẩy thanh niên, thiếu nữ lúc đó nhảy những bước nhảy vọt vào sự ăn chơi liều lĩnh, coi đi là “nơ pa”, coi đời như “bãi phân”. Có nhiều người, đồng ý vi tôi, không tán thành; nhưng trái lại; cũng có một số người ci m hơn, sẵn sàng tha thứ, viện lẽ rằng mỗi khi có một cuộc đổi thay quan trọng, trong lúc giao thời, sao tránh được những lăng nhăng, quá trớn!
Dù sao đi nữa, cảm tình của tôi và tập đoàn Hoàng Tích Chu, Đỗ Văn, Chu Mậu không vì thế mà giảm thiểu. Tôi có cảm giác là tập đoàn ấy ngồi xổm lên xã hội, và một số ngưi trong tập đoàn có một thái độ khinh bạc, kiêu hãnh; nhưng nghe thấy họ thoá mạ xã hội, mạt sát những cái thối tha - dù là không có một kế hoạch xây dựng tôi vẫn cứ mê như thưng…”.


[1] Vũ Bằng, Bốn mươi năm nói láo, Nxb Lao động, Hà Nội, 2008.

Hoàng Tích Chu và Đông Tây tuần báo



(Nguyễn Bùi Khiêm)Nhân có các bạn hỏi về Hoàng Tích Chu – người góp phần canh tân báo chí Việt Nam, tôi muốn trả lời rằng, trước hết Hoàng Tích Chu là người thuộc phái Pháp học, đi tu nghiệp làm báo ở Pháp về và làm báo ở Hà Nội. Trong bối cảnh  đến đầu những năm 20 của thế kỷ, nền báo chí Việt Nam đã được định hình” (Phan Quang) thì sự góp mặt của những cây bút Tây học tạo ra sự khác biệt quan trọng trong đời sống báo chí nói chung và lối viết báo nói riêng, Hoàng Tích Chu đã khơi mào cho điều đó. Để hiểu được phản ứng của báo giới đương thời với Hoàng Tích Chu, xin gửi đến các bạn một số tài liệu liên quan trực tiếp đến sự nghiệp báo chí của Hoàng Tích Chu.

Báo Đông tây (1929-1932) là tờ báo do nhóm Hoàng Tích Chu, Phùng Bảo Thạch, Tạ Đình Bính cùng sáng lập, sau khi ba người này thôi làm trợ bút cho Ngọ báo, vào cuối năm 1929. Chủ nhiệm và quản lý tờ báo là Hoàng Tích Chu (1897-1933), khi đó là nghị viên dân biểu Bắc kỳ. Ban đầu tên báo là Đông tây tuần báo (từ 15.12.1929), ra vào mỗi thứ bảy; từ số 59 (thứ tư 1.4.1931) báo ra 2 kỳ/tuần vào các ngày thứ tư và thứ bảy, và để phù hợp, tên báo rút lại chỉ còn là Đông tây; từ số 174 (thứ bảy 28.5.1932) Đông tây trở thành nhật báo (tất nhiên chưa phải là nhật báo hoàn toàn: hai ngày thứ hai và thứ ba ra chung một số, các ngày còn lại trong tuần mỗi ngày một số). Đang lúc là tờ báo bán chạy nhất nhì tại Hà Nội thì Đông tây bị tịch thu giấy phép; báo dừng lại vĩnh viễn ở số 222 (thứ hai 25 và thứ ba 26 Juillet 1932)[1].
Theo một hồi ký của Dương Thiệu Thanh xuất bản năm 1969 ở Sài Gòn thì lý do báo Đông tây bị đóng cửa là vì báo này lúc đó đang mở một đợt công kích Phạm Quỳnh, khai thác cuộc phỏng vấn của một ký giả Pháp sang thăm Đông Dương  đối với Chủ nhiệm Nam phong về đề tài thanh niên Việt Nam. Bài phỏng vấn ấy đăng trên các báo tiếng Pháp ở Đông Dương, được Hoàng Tích Chu trích dịch cho đăng Đông tây và mời các bạn trẻ lên tiếng tranh luận lại trước những nhận xét tiêu cực của Phạm Quỳnh về thanh niên đương thời. Theo một bài của tác giả Tế Xuyên trên báo Phổ thông (xuất bản ở Sài Gòn, 1958-1974) được tác giả hồi ký trên trích dẫn, thì Hoàng Tích Chu “không tính đến khía cạnh chính trị của việc anh làm. Anh đã động đến một nhân vật [Phạm Quỳnh] mà Tổng Giám đốc Liêm phóng Đông Dương Louis Marty bảo vệ. Chính Louis Marty đã trợ cấp cho Nam phong để tuyên truyền cho văn hoá Pháp, cổ võ giới thượng lưu có cảm tình với Pháp. Bỗng nhiên có tờ báo dám động đến người mà Louis Marty che chở: muốn hạ uy tín của người ấy thì thôi rồi đời tờ báo! Tờ Đông tây chưa nhận được bài nào của độc giả trả lời cho Phạm Quỳnh thì đã nhận được thư của phủ Thống sứ Bắc kỳ đóng cửa tờ báo”[2]. Vẫn theo tác giả hồi ký dẫn trên, sau khi Đông tây bị đóng cửa, Hoàng Tích Chu được Chủ nhiệm tờ Thời báo là Phùng Văn Long đồng ý cho chủ trì tờ báo ấy mà không cần phải đứng tên làm Chủ nhiệm; quả nhiên dư luận Hà thành nhận thấy tinh thần và phong cách của tờ Đông tây được làm sống lại dưới nhãn Thời báo. Nhưng chỉ sau chừng một tháng, ra được khoảng vài chục số, Thời báo lại bị tịch thu giấy phép. Hoàng Tích Chu ngã bệnh và mất vào 30 Tết Quý Dậu. [3] 
Phan Khôi có bài đăng Đông tây tuần báo từ 1930, nhưng khi ấy là  do báo này đăng lại của báo Trung lập trong Nam. Hoàng Tích Chu tỏ ra thích thú nét tinh quái của ngòi bút Thông Reo (bút danh Phan Khôi dùng khi viết hài đàm) trong một bài viết (Ông Huỳnh Thúc Kháng bỏ mất cái bóp-phơi) ở mục Những điều nghe thấy trên Trung lập, ông đã cho đăng lại lên Đông tây tuần báo, hơn thế, còn viết bài hưởng ứng.[4] Phan Khôi cũng có sự đánh giá tích cực đối với “lối văn Hoàng Tích Chu”, lối văn đã có lúc trở thành đề tài tranh cãi của báo giới Bắc Hà, trong khi có tác giả như Ngô Tất Tố lại tỏ rõ sự đánh giá tiêu cực.[5] Cảm tình của họ Phan đối với lối văn viết báo mới mẻ ấy chắc chắn không phải là sự “có đi có lại” giữa một người viết báo với một chủ báo; cảm tình ấy xuất phát từ chỗ cả hai người viết báo này đều đang hướng tới việc đổi mới câu văn lời văn tiếng Việt trên báo chí, tránh những lối diễn đạt dài dòng; trong thử nghiệm đổi mới lối viết, cả hai đều chú ý đưa ngôn ngữ hàng ngày sống động vào câu văn tiếng Việt (Phan Khôi chú ý khai thác ngôn từ hàng ngày của cư dân Trung Nam, Hoàng Tích Chu chú ý dùng lời nói hàng ngày của cư dân miền Bắc). Một trùng hợp thú vị là nếu Phan Khôi khi đóng vai Tân Việt (trên Đông Pháp thời báo và Thần chung) hoặc Thông Reo (trên Trung lập) để viết hài đàm, đã noi theo lối viết của hai nhà báo Pháp cùng thời là George de la Fouchardière và Clément Vautel, thì Hoàng Tích Chu cũng coi hai nhà báo này cùng với Pierre Bertrand là ba giọng văn mới, đáng học, trên báo chí Pháp đương thời.[6]   
Trên Đông tây, Phan Khôi đăng bài nhiều nhất là vào năm 1931. Có những đề tài dường như Phan Khôi thiên về dành cho độc giả ngoài Bắc, ví dụ các vấn đề về Hán học, về Nho giáo; lại có những đề tài khởi thành tranh luận từ chính tờ Đông tây, rõ nhất là cuộc tranh luận về quốc học. Chính bài “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”, bài báo sẽ đi vào văn học sử Việt Nam thế kỷ XX như là điểm khỏi đầu phong trào thơ mới, Phan Khôi cũng muốn cho ra mắt độc giả ngoài Bắc sớm hơn, bằng việc dành in sớm nhất trên Tập văn mùa xuân (Nhâm thân 1932) của Đông tây ở Hà Nội,  trước khi cho đăng trên Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn. Nhìn chung trong năm 1932, Phan Khôi dành phần lớn các bài viết thuộc nhiều loại khác nhau cho 2 tờ báo trong Nam (nhật báo Trung lập và tuần báo Phụ nữ tân văn), cho nên số bài dành đăng Đông tây ở Hà Nội ít hơn, thường là những bài đáp lại dư luận, ví dụ dư luận làng báo ngoài Bắc đối với việc Phan Khôi đưa ra “một lối thơ mới” kể trên, hoặc dư luận về việc Tản Đà công kích Phan Khôi bằng một hành vi độc đáo: làm án chém đối với cái mà nhà thơ này gọi là “cái tai nạn Phan Khôi lưu hành tại Nam Kỳ” (Phan Khôi không trực tiếp đáp lại Tản Đà, nhưng đáp lại một vài ý kiến xung quanh sự việc ấy).

[1] …“Hôm thứ ba 26 Juillet mới rồi, ông chủ nhiệm báo Đông tây đã thình lình tiếp được nghị định cho hay rằng Chánh phủ đã thâu lại cái giấy phép của Đông tây […] Theo tờ báo Annam Nouveau ở Hanoi thì có một bữa kia, báo đưa đi kiểm duyệt chưa kịp đem về mà ở nhà ông Hoàng Tích Chu lại cho chạy in lần đi được 700 số. Kịp đến lúc báo kiểm duyệt về thì thấy có một bài bị bỏ hết hai câu. […] than ôi! với cái sức thông minh, với cái tài lanh lợi, với bao nhiêu tư cách đáng khen đáng chuộng như thế kia, hôm nay ô. Hoàng Tích Chu cũng đành phải bó gối khoanh tay mà nhìn xem cho tờ Đông tây của mình bị rước đi một cách rất thình lình”. (B.T.M.: Văn đàn tiêu tức //Phụ nữ tân văn, Saigon, s. 163 [11 Août 1932], p.12). Theo một nguồn khác thì “trong năm 1932 Đông tây đăng bài thơ Cái chày ám chỉ việc Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định dùng chày đánh vào đầu gối phạm nhân, báo bị coi là vu khống người nhà nước nên bị đóng cửa” (Hoàng Văn Quang: Người nối nhịp cầu báo chí Đông Tây // An ninh thủ đô, Hà Nội, 23/5/2007).
[2] Tế Xuyên: Hoàng Tích Chu, cây bút mới // Phổ thông, S.G., s. 64&65; dẫn lại theo Dương Thiệu Thanh (1969): Mấy chàng “trai thế hệ” trước (tác giả tự xuất bản),  Sài Gòn, 1969, tr.30.
Lưu ý: Đối chiếu với bài đăng báo thì người phỏng vấn Phạm Quỳnh là Jean Dorsenne (chứ không phải là Pierre Mille như Tế Xuyên nhớ), phóng viên tờ Petit Parisien, sang Việt Nam vào dịp Bộ trưởng Thuộc địa Paul Reynaud thăm Đông Dương. Nhà báo người Pháp ở Việt Nam khi ấy là A.E. Babut viết bài trên Tạp chí Pháp-Việt thuật lại nội dung cuộc phỏng vấn đó của Dorsenne trên tờ Petit Parisien  (chứ không phải một tờ báo chữ Pháp ở Đông Dương như Tế Xuyên nói trong bài) đồng thời tỏ rõ sự không đồng tình với Phạm Quỳnh trong cách đánh giá của ông này đối với thanh niên Việt Nam du học từ Pháp trở về. Báo Đông tây dịch đăng bài ấy của A.E.Babut (Nên tin cậy ở thiếu niên trong nước // Đông tây số 173, thứ tư 25 Mai 1932), trong đó có những đoạn:
…“Ông Phạm Quỳnh đã phàn nàn: ông không theo kịp thời buổi này.
Ông trạc độ bốn mươi nhăm tuổi, đang vào lúc trí tuệ sung túc; người cao và mềm mại, mắt lóng lánh đằng sau đôi kính trắng, miệng nhạo đời.
“Ông thử nhìn tôi xem, ông Phạm nói, tôi chưa hẳn đã già, phải không? Vậy mà tất cả những thiếu niên ở Pháp về, không kiêng nể ai, không hiểu những ý kiến của tôi. Theo ý họ, tôi là người không được hăng hái cho lắm…”
Rồi ông nói một giọng chua cay: “Họ đã coi tôi là một người già lão rồi! Những hạng thiếu niên ấy đều là những ranh con vô giáo dục. Họ chẳng biết kính ai cả; họ muốn phá hoại tất cả mọi việc, họ tự đắc, tưởng đã đủ tài đức để tự lập”.
…Nhưng về những lời ông Phạm Quỳnh xét đoán thiếu niên Annam ngày nay, chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi vẫn biết đã lâu, ông Phạm Quỳnh không ưa không mến thiếu niên cho lắm. Về việc ấy, có lẽ riêng phần ông cũng hơi có sự cay đắng do ở sự người ta phạm đến tính tự trọng của ông và làm ông thất ý. Chắc hẳn ông Phạm Quỳnh cũng đã có hy vọng làm hướng đạo cho thiếu niên Annam. Ông thấy họ không theo nên ông đâm ghét”.  
     Trong lời giới thiệu bản dịch bài trên này, báo Đông tây cho biết: “Riêng về phần Đông tây, tờ báo của thanh niên sẽ có lời đáp lại ông Quỳnh. Và cột báo mở rộng cho tất cả những ai thanh niên muốn ngỏ ý kiến với nhà “học phiệt” ấy”.
      Đông tây số 177 (thứ năm 2 Juin 1932) có bài hài đàm của Lãng Nhân với nhan đề nhại “Ranh con mất dạy” kể 4 tên tuổi lớn, hồi trẻ bình thường, về sau thành danh và kết luận:
“Erasme, Racine, Tú Xương, Nguyễn Công Trứ, ví hồi nhỏ có gặp nhà “học phiệt” kia thì tiên sinh kính trắng đã lại bĩu cái môi mà lẩm bẩm: – Đồ ranh con mất dạy!” 
     Đông tây số 181 (7 Juin 1932) có mấy dòng ngắn Tin tức về ông Phạm Quỳnh, nhắc lại việc Đông tây hứa sẽ trả lời nhận xét của ông Phạm “thanh niên du học ở Pháp về đều là hạng ranh con mất dạy”. “Nhưng Đông tây chưa nói ra là vì còn muốn đợi xem ông Phạm Quỳnh dùng cách nào đối với ông Babut để chuốc lại một lời thất thố. Tạp chí Pháp Việt đã ra lâu rồi mà chưa thấy nhà “học phiệt” trả lời, đủ thấy rằng chỉ mới một bài của ông Babut, ông Quỳnh cũng đã không vin vào lý nào mà tạ tội được. Vậy, cho lời nói của ông Phạm chỉ là một lời nói “lỡ mồm”, Đông tây từ nay xếp câu chuyện ấy”. 
     Tuy vậy, sau đó khoảng vài chục số, Hoàng Tích Chu lại phải lên tiếng trả lời Trần Khánh Giư (vì trên báo Phong hoá ông này chê chủ nhiệm Đông tây là người đã từng kiếm cơm ở tờ Nam phong mà nay lại nói phạm đến ông chủ của nó): “Tôi đã làm cho Nam phong. Nếu tôi đã được điều gì ở ông Quỳnh, tôi chẳng từng quên, tôi cũng đã từng nhiều lần nói lên trên báo. Nhưng ông Quỳnh không phải là ông Trời con trọn vẹn mà Kế Thương này chưa hẳn là cục thịt đứng yên. Trên trường ngôn luận, trong vòng chánh giới, cái điều hay của người, ta không nên dấu, thì cái dở của người, ta có phép nào che” (Cái sẩy suýt nẩy cái ung // Đông tây, Hà Nội, s. 205, 4&5 Juillet 1932).
Tiếp đó, Hoàng Tích Chu viết liền mấy bài ngắn, so sánh Nguyễn Văn Vĩnh với Phạm Quỳnh, nhận xét “ông Quỳnh hẹp lượng hơn ông Vĩnh” (Chỗ khác nhau // Đông tây, Hà Nội, s. 206, 6 Juillet 1932); nhận xét: ông Quỳnh là “học trò chăm học”, là “thày ký chịu học”, là “nhà báo còn học”, là “nhà chính trị còn có mùi học”… nhưng cũng vì thế mà “cái óc nghĩ của ông Quỳnh không được rộng, nó thật gay go như óc nghĩ của mấy ông đầu hói trong bộ Latinh bên Pháp: ai nói động đến là cuống lên, không mấy khi dự hội, ra phố; ghét nhà báo đến phỏng vấn” (Khí tiểu // Đông tây, Hà Nội, s. 208, 8 Juillet 1932); giải thích với công chúng “tôi xét ông Quỳnh bằng lối người vô học trông người có học, người trẻ tuổi nhìn người nhiều tuổi”, “ấy chỉ là một bài học cho bọn thiếu niên về môn xét người xét việc” (Tôi nghĩ khác // Đông tây, Hà Nội, s. 209, 9 Juillet 1932).    
Tuy vậy, nhận định dẫn trên của Dương Thiệu Thanh (1969) căn cứ vào hồi ức của Tế Xuyên cũng chỉ nên được xem là tài liệu tham khảo; lý do thật sự của việc báo Đông tây bị đóng cửa vẫn chưa thể coi là đã được làm rõ hoàn toàn. 
[3] Chương Đài: Hoàng Tích Chu, ông tổ văn mới // Tràng An, Huế, s. 169 (30 Octobre 1936).
[4] Bài của Hoàng Tích Chu: Còn cái bóp-phơi của tôi, bác Thông Reo? // Đông tây tuần báo, 25 Octobre 1930; Ngô Tất Tố (ký Thiết Khẩu Nhi) cũng hưởng ứng bằng bài Ông Thông Reo tiết lộ việc bí mật của ông Phạm Quỳnh (Phổ thông, 9 Octobre 1930). Xin xem cả 2 bài trong sách: Phan Khôi, Tác phẩm đăng báo 1930 (Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn), Hà Nội, Nxb. Hội Nhà Văn và Trung tâm VH&NN Đông Tây, 2005, tr. 957-959, 991-992. 
[5] Cuộc tranh luận này, mà Hoàng Tích Chu gọi là “một cuộc bẻ văn”, xuất phát từ việc Thục Điểu (Ngô Tất Tố) trên báo Đông phương bắt bẻ một vài câu văn của Hoàng Tích Chu; họ Hoàng đáp lại trên Đông tây tuần báo (ví dụ bài Một dịp cho tôi nói về lối văn Hoàng Tích Chu đăng liền 5 kỳ báo từ 27 Juin 1931 đến 22 Juillet 1931); Phan Khôi nói đến cuộc tranh luận này trong bài Văn nghị luận phải viết thế nào? (Phụ trương văn chương số 12, Trung lập 18 Juillet 1931), trong đó ghi nhận rằng: “Trong văn quốc ngữ ta, cái lối viết của ông Hoàng Tích Chu thật nó biệt hẳn ra một lối, đủ mà kêu được là “lối văn Hoàng Tích Chu”, sự ấy trong làng văn ta hình như đã công nhận một cách vô tâm rồi”, đồng thời cho rằng “Lối văn Hoàng Tích Chu ấy mà muốn vĩnh viễn thành lập trên văn đàn, bề nào cũng phải cải lương […] không cốt ở sửa đổi đẽo gọt bề ngoài, phải nhờ ở công học vấn bên trong mới được”. 
[6] Xem : Hoàng Tích Chu: Một dịp cho tôi nói đến lối văn Hoàng Tích Chu // kỳ IV: Văn Hoàng Tích Chu có từ hai quyển sách viết được ở Pháp // Đông tây, 18 Juillet 1931.
Nguồn: http://viet-studies.info
 
 

Bút chiến giữa Ngô Tất Tố và Hoàng Tích Chu về lối viết báo



(Nguyễn Bùi Khiêm) Năm 1931, trên Đông phương, Ngô Tất Tố với bút danh Thục Điểu đã có một loạt bài có tính chất “bút chiến” với Hoàng Tích Chu, có thể nói đây là cuộc chiến phong cách viết báo của những người thuộc phái Nho học với những người thuộc phái Tây học mà Hoàng Tích Chu là người mở màn.
Để có thể có cách nhìn đầy đủ hơn, xin giới thiệu với các bạn toàn văn một số bài báo đó..

84. Tại sao Đông Phương không muốn có những bài lai cảo bằng lối văn ông Hoàng Tích Chu (bài 1)
Mấy số báo trước, trên tờ Đông phương có lời xin các vị lai câo (bài gửi đến để đăng báo) đừng bắt Đông phương phải nhận những bài viết bằng lối văn ông Hoàng Tích Chu. Các ngài chừng cũng hượng tình, mấy bữa nay quả nhiên không phải nhận bài nào bằng lối văn ấy. Cái thịnh tình đó, ai chứ tôì thì tôì ghì vào phế phù (nghĩa bóng là bí mật riêng tư).
Một điều mà tôi muốn nói, là, từ khi có lời xin ấy, tuy đã trừ được một nạn và chưa thy ông bà nào viết thư phản đối, nhưng chắc đâu trong mấy “nghìn” bạn đọc, không có người hỏi thầm trong bụng rằng: Tại sao mà Đông phương nó không ưa lối văn ông Hoàng Tích Chu?
Mà phải, cái lối tuyên án không có tội trạng, không thể khiến cho ai tin. Đã chẳng muốn trong tập bài lai cảo không có lối văn ông Hoàng Tích Chu, ít ra cũng phải nói vì c gì mà mình không muốn có.
“Vì c gì ba ch đó thật khó cho tôi trả lời. Bởi vì, cái c này khác hẳn vi các c khác. Mắm tôm tôi không ưa, tôi bảo tại nó thum thủm, bã mía tôi không ưa, tôi bảo nó không có khí vị, đến như lối văn ông Hoàng Tích Chu thì tôi chẳng biết lấy cái gì mà danh danh trạng (diễn tả) ra được?
Thôi thì nói vắn chẳng được phải nói dài, bây giờ chi có một cách là đem ít bài văn thật hiệu ca Hoàng me xừ mà phê bình coi thử.
Văn của Hoàng me xừ, tôi đọc nhiều lắm - đọc để cho biết bài nào cũng như bài nấy, đu có thể làm tài liệu cho tôi phê bình. Cái bài mà tôi sắp phê bình đây là bài mi nhất ca ông ta, đầu đề bài thứ nhất là “Hai cô thiếu nữ trẫm mình”, còn cái đầu đề thứ hai thì hôm nọ vừa thấy ở báo T.L.: “Đọc thời sự có cảm.
Thoạt kỳ thủy Hoàng me xừ giở địa dư học của mình ra nói rằng “ở Hà Nội có bốn cái bồ, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Bẩy Mâu, hồ Gươm”. Thế rồi me xừ bắt vào chép chuyện, cái đoạn ấy nguyên văn như vầy:
“Hồ Gươm, hồ Trúc Bạch như chỉ riêng là nơi đắc địa cho tấm thân bạc mệnh. “Vì” cái tin thê thảm gây nên chẳng mấy khi tự trên mặt hồ Bẩy Mu hay hồ Tây”.
Độc giả nghĩ coi, mấy câu đó là nghĩa thế nào! Chữ “vì” đó tôi không hiểu tác giả muốn nói vì sao hay vì trăng, chứ nếu dùng theo tính chất của nó thì thật bất thông chí thậm (hết sức, quá mức). Chữ quốc ngữ vẫn mang tiếng là nôm na, nhưng chữ nào cũng có nghĩa nấy. Chữ vì dùng vào chỗ giải thích cho một câu nào ở gần vi nó hoặc trên hoặc dưi. Hai câu trên kia, nếu theo đúng nghĩa chữ vì thì phải đặt như thế này:
“Hồ Gươm, hồ Trúc Bạch như ch riêng là nơi đắc địa (theo chữ của ông Chu) cho tấm thân bạc mệnh, vì đó luôn luôn xảy ra án phụ nữ tự trầm”.
Hay là thế này:
“Hồ Tây và hồ Bẩy Mẫu hình như vô duyên với bọn phụ nữ tự sát, vì cái thảm trạng ấy chẳng mấy khi xuất hiện ở hai nơi này”.
Đó là tôi chi đặt cho thông chữ “vì” đhứ không phải chữa ông Chu nghĩa là tôi chỉ giả thiết làm mẫu để tỏ cái chân tướng “vô nghĩa” của hai câu kia mà thôi. Muốn cho rõ nữa, tôi xin theo kiểu bai câu đó mà đặt thêm một câu ví dụ:
“Anh Xoài như chỉ thích riêng về rượu, vì hơi men chẳng thấy ở nhà anh Mít”.
Đó, độc giả nghe thử có thông hay không? nhà anh Mít chẳng có hơi men thì can dự gì đến cái thích rượu của anh Xoài mà lại dắt cái nọ làm chứng cho cái kia?
Trời ơi! bài của ông Chu hãy còn dài lắm, mới phê bình được một đoạn mà hết một cột rồi.
Xin hoãn, khi nào có dịp tôi sẽ nói nốt.

Thục Điểu
Đông phương, số 462, 1931

85. Tại sao Đông Phương không muốn có những bài lai cảo bằng lối văn ông Hoàng Tích Chu (bài 2)
Cái bài “Đọc thời sự có cảm" của ông Hoàng Tích Chu, hôm qua tôi mới phê bình được một đoạn đầu. Xem mấy câu phê bình ấy, chắc cũng có người cho là nghiêm khắc. Xin ai nấy cứ đem nguyên văn của ông Chu mà đọc đi đọc lại, rồi tỉ mỉ nghĩ cho thật kỹ, thì sẽ thấy những câu phê bình chẳng nghiêm một chút nào.
Trong đoạn ấy lại có một chữ vô nghĩa hơn nữa, ấy là câu “cái tin thê thảm gây nên chẳng mấy khi thấy tự trên mặt hồ Bẩy Mẫu hay hồ Tây”.
Văn quốc ngữ cũng như văn Pháp trong một câu ít ra cũng phải đủ hai bộ phận: chủ từ (suject) và động từ (verbe), động từ phải theo tính chất của chủ từ, đó là luật thiên nhiên của các thứ tiếng.
Trong câu “cái tín thê thảm gây nên chẳng mấy khi thấy tự trên mặt hồ Bẩy Mẩu hay hồ Tây” thì chủ từ hẳn là chữ “tin” mà động từ của nó hẳn là chữ “gây”; theo luật thiên nhiên của văn quốc ngữ thì chữ “gây” không thể làm động từ cho chữ “tin” được. Bởi vì “tín” cũng như một vô cơ, chĩ có vật khác gây nó, chớ tự nó không thể gây được lấy nó bao giờ.
Chữ “thấy” càng vô ỷ thức hơn nữa. Lấy ý mà xét, thì chữ “thấy” này chăc là động từ, vậy thì chủ từ của nó là chữ gì? Không có chủ từ chăng? Cái luật thiên nhiên của chữ quốc ngữ không cho ai dùng động từ không có chủ từ. Chủ từ là chữ tin (thê thảm) đó chăng? Luật thiên nhiên kia không cho đặt chữ như thế. Bởi vì, như trên đã nói, tin cũng như vật vô cơ, chỉ có vật khác thấy nó, chớ tự nó không thể thấy được.
Hai chữ “trên mặt” theo nghiêm cách mà nói, cũng không có nghĩa lý gì cả. Vì rằng chủ từ của câu đó là chữ “tin”, tin là vật vô hình, nghe được, chứ không trông được. Chăc không ai trông thấy cái tin nào vơ vẩn hay phập phềnh nằm trên mặt nước.
Thế thì cần gì phải đặt hai chữ “trên mặt” vào đó?
Tóm lại, thì câu này chẳng phải có ý nghĩa cao thâm gì, cứ đặt là “những án phụ nữ tự trầm chẳng mấy khi xảy ra ở hồ Bẩy Mâu hay hồ Tây” thế là rảnh việc, làm chi phải cầu kỳ đến những chữ “trên mặt”..., “gây nên”, vẽ cọp mà chẳng thành cọp.
Phê bình tì mỉ thế này, độc giả hoặc cũng có người cho là bới lông tìm vết, nhưng không phải vậy đâu. Những vị cứ viết bài theo lối văn ông Hoàng Tích Chu mà lai cảo cho Đông phương là vì không thấy những chỗ t mỉ ấy, mà Đông phương không hoan nghênh lối văn ông Hoàng Tích Chu cũng có một phần vì chỗ tỉ mỉ đó.
Viết đến đây, tôi lấy làm lo! Lo vì cái bài tôi phê bình dở dang này còn dài dằng dặc, mà phốt chữ phốt ý còn nhan nhản như trấu xay, biết phê bình cho đến bao giờ cho xong. Có lẽ, vì sợ chán tai độc giả, ngày mai tôi sẽ nói xen chuyện khác.

Thục Điểu
Đông phương, số 463, 1931

87. Tại sao Đông Phương không muốn có những bài lai cảo bằng lối văn ông Hoàng Tích Chu (bài 3)

Phiền quá, có một câu hỏi như trên, mà trả lời đến hai cột báo chưa trôi, cho hay cái sự nghèo tiếng thật khổ!
Giả sử nước mình có được một hình dung từ (adjectif) được đức tính cua li văn ông H.T.Ch. thì mình đâu có phải tốn thì giờ thế này?
Thôi thì tốn thì giờ thì tốn, mình cũng không mất vn mất lãi gì vào đy. Nước mình đã xảy ra lối văn ông Hoàng Tích Chu, mình cũng nên hy sinh một vài giọt mực.
Hai hôm trước đã nói hết một đoạn đau trong bài Đọc thời sự có cm ca ông Hoàng Tích Chu, hôm nay phê bình đến đoạn thứ hai của bài ấy xin nói rõ rằng: những chữ “đoạn đầu”, “đoạn thứ hai” này là tự tôi đặt ra để đánh dấu cái kiệt tác của Hoàng me xừ, cho tiện lúc nhắc đến, ch nguyên văn thời không có chia đoạn.
Đoạn thứ hai này như vầy:
“Theo thuyết nhà địa lý, cái chết cũng cần có ý vị như cái sống. Cái sống của con chim khôn là ở nóc nhà sang thì cái chết của con cáo phải quay đầu về núi. Hồ Gươm, hồ Trúc Bạch là hai làn nước đẹp có cảnh xinh xinh. Chết đấy như thấy có lý thú hơn dìm thân trên làn nước khác”.
Đoạn này hai câu cuối, về lời văn, không có gì cần phải phê bình. Chỉ cần phê bình hai câu trên.
Ở câu thứ nhất, chữ địa lý có lẽ do chữ triết lý lầm ra đó chăng? Nếu thật là chữ địa lý thì vô nghĩa lắm, vì như câu dưới nói cái chết cũng cần có ý vị như cái sống thì là giọng triết lý mới phải. Địa lý là môn học chuyên về tìm đất cầu phúc, không hề nói đến ý vị của cái chết.
Đến câu thứ nhì “cái sống của con chim khôn là ở nóc nhà sang, thì cái chết của con cáo phải quay đu về núi” thì cái chữ “thì” ở giữa nó bất thông không biết chừng nào.
Theo thói quen của ông cha mình vẫn nói, “thì” ngoài cái nghĩa là ngày giờ, còn nhiều nghĩa khác:
Có nghĩa dùng để so sánh với thời gian. Ví như “anh A đương viết thì anh B vừa vào” hay là “anh D đi rồi thì anh c mới đến”.
Cổ nghĩa dùng để so sánh cự ly. Ví như: “Hùm tha con lợn không sao, mèo tha miếng thịt thì nào với ông”.
Có nghĩa dùng để tỏ rõ nhân quả. Ví như “chồng ăn chả thì vợ ăn nem”.
(Còn nhiều nghĩa nữa nhưng không cần nói hết vì nó không quan hệ đến chữ “thì” ở đoạn trên đây).
Xét trong mấy nghĩa đó, thì, chữ “thì” trên kia của ông Chu chắc không dùng về nghĩa so sánh thời gian, không dùng về nghĩa so sánh sự lý, có lẽ đùng như cái nghĩa tỏ rõ nhân quả. y! cái bất thông nó ở chỗ đó.
Người ta nói chồng ăn chả thì vợ ăn nem, chữ “thì” ấy có hàm ý rằng vợ ăn nem bởi tại chồng ăn chả, hai việc ấy có nhân quả với nhau. Đằng này việc con cáo chết quay đầu về núi với việc con chim khôn ở nóc nhà sang có dính nhau chút nào? Con chim khôn chẳng ở nóc nhà sang, con cáo chết cũng vẫn quay đầu về núi; con cáo chết quay đầu về núi, chẳng bởi con chim khôn đậu nóc nhà sang, thế, thì làm sao lại tương chữ “thì” vào giữa?
Dưới đoạn này thì đến một đoạn rất cười hơn nữa, có lẽ đoạn ấy là đại biểu cho chân tướng lối văn cùa ông Chu, ngày mai tôi sẽ nói đến.

Thục Điểu
Đông phương, số 465, 1931

88. Tại sao Đông Phương không muốn có những bài lai cảo bằng lối văn ông Hoàng Tích Chu (bài 4)

Hôm qua, tôi có giới thiệu với độc giả cái đoạn văn tức cười mà tôi cho là đại biểu của lối văn ông Hoàng Tích Chu. Đây cái đoạn kiệt tác ấy nó như thế này:
“Những nhà xã hội học theo lý thuyết của Durkheim thì hai hồ đó như có một cái sức mạnh vô hình nó đã quen hút những linh hồn vô hy vọng (sức mạnh ấy có lẽ như ta gọi là con nam). Vì luật tự sát có hai thứ: thứ chết đúng một chỗ, thứ chết đúng một giờ, luật ấy theo thời gian, làm định lệ”.
Đó là tôi chép đúng nguyên văn, một cái via-rơ-guyn[1] cũng không dám để sót.
Đọc hết đoạn ấy, ai mà hiểu được rõ, cắt nghĩa được thông, tôi xin chắp tay lạy hai lạy mà tôn làm ông thánh. Tôi thì tôi chịu, chẳng biết đằng nào mà mò. Mà tôi tưởng trong khi viết đoạn văn ấy, “viết giả” nếu có đọc lại cũng chưa chắc đã hiểu. Phải, khó hiểu quá, tôi xin nhắc lại mỗi câu một lượt nữa:
“Nhà xã hội học theo lý thuyết của Durkheim thì hai hồ đó như có một sức mạnh vô hình nó quen hút những linh hồn vô hy vọng”.
Đến đây là hết một câu đầu, rành rành có dấu chấm dứt (point). Trong câu ấy, ba chữ “nhà xã hội học” là chỉ vào ai? Ai là nhà xã hội học ấy? Hỏi vậy, hoặc giả người trả lời rằng ba chữ xã hội học đó ấy là nói vu vơ, không chỉ vào người nào.
Thưa rằng không th thế được. Cứ đem câu đó mà giải phẫu từng khúc thì biết.
Nhà xã hội học làm gì?
Nhà xã hội học theo lý thuyết của Durkheim
Theo lý thuyết của Durkheim thì sao?
Thì cho hồ Gươm và hồ Trúc Bạch có sức mạnh vô hình.
Cứ thế câu mà xét, thì mấy chữ “có sức mạnh vô hình” tức là cái ý tưởng của nhà xã hi học theo lý thuyết của Durkheim mà phán đoán về hồ Gươm và h Trúc Bạch đó.
Song hai cái h này chỉ là riêng của đất nghìn năm văn vật, không phải như mặt trời, trái đt là ca chung của thế gian mà hết thảy các nhà xã hội học đu nói đến cả. Thế thi nhà xã hội học nào đã nói đến hai cái hồ ấy phải nói cho rõ ràng ra. Người làm văn thông thông thì phải như vậy.
Nói vậy mà chơi, thực ra có lẽ chữ nhà xã hội học, viết giả cũng chẳng định chỉ vào ai đâu, chăng qua quen lối quay cuồng, lộn trên xuống dưới, lộn dưới lên trên, nên mới đặt câu như vậy cho khác người. Lấy ý mà đoán, thì, câu đó hoặc như thế này: “Theo lý thuyết của nhà xã hội học Durkheim thì... hai hồ đó...”.
Bây giờ đọc lại câu thứ hai “Vì luật tự sát có hai thứ: thứ chết đúng một chỗ, thứ chết đúng một giờ, luật ấy theo thời gian, làm định lệ”.
Chữ “vì” ấy là nghĩa thế nào, cớ sao lại đặt chữ “vì” vào đó?
Làm sao lại gọi là luật tự sát? Tự sát có phép nhất định hay sao mà gọi là luật.
Theo thời gian, làm định lệ là cái nghĩa gì?
Thật là thánh cũng không hiểu được.
Tóm lại, đoạn này thật là lù mù lờ mờ, chẳng có nghĩa lý chi hết. Chẳng qua tác giả muốn lòe những kẻ không mắt, làm ra bộ ta có học đây, nhưng chết vì cái học nó lại chẳng nằm ở óc ngài, không lấy đâu mà lôi ra được, cho nên ngài mới dùng cái lối văn lù mù lờ mờ quay cuồng lộn ngược như thế! để cho người ngu khỏi thấy bản tướng của mình.
y cái li văn của Hoàng me xừ phn nhiều mù mờ lộn ngược như vậy.
Cái lối văn ấy, Đông phương không muốn có.

Thục Điểu
Đông phương, số 466, 1931

89. Tại sao Đông Phương không muốn có những bài lai cảo bằng lối văn ông Hoàng Tích Chu (bài 5)
Đông phương không thể hoan nghênh những bài lai cảo bằng lối văn ông Hoàng Tích Chu là tại cái lối văn ấy luôn luôn dùng cách quay cuồng tráo lộn, lù mù lờ mờ, hôm qua tôi đă nói vậy.
Phải, “lù mù lờ mờ, quay cuồng lộn ngược” đó là đặc điểm của lối văn Hoàng me xừ. Song tám chữ đó chẳng qua tôi nói lấy gọn đó thôi, không phải đã tả hết được cái chân tưđng của lối văn chương đại gia kia đâu, còn nhỉều cái đặc điểm khác. Nhiều lắm, “ăn gian” cũng là một đặc điểm cửa lối văn ấy!
Nói vậy chắc độc giả lấy làm lạ. Văn gì lại có thứ văn “ăn gian”?
Thưa có. Xin hãy coi lại hai đoạn trong bài “Đọc thời sự có cảm” mà tôi đem phê bình hôm qua và hôm kia.
Trong đoạn hôm kia có câu rằng: “Theo thuyết địa lý, cái chết cũng cần có ý vị như cái sống”.
Trong đoạn hôm qua, có câu rằng: “Nhà xã hội học theo lý thuyết của Durkheim thì hai hồ đó như có một cái sức mạnh vô hình nó quen hút những linh hồn vô hy vọng”.
Thấy hai câu đó, nếu tôi từ xưa không xem nhiều văn của tác giả, thì tôi ắt phải đoán rằng: tác giả đã đọc hết hàng tủ sách địa lý; biết thấu tận gốc cái thuyết của Durkheim cho nên mới đem hai môn học đó mà tóm tắt lại hai câu như vậy.
May mà tôi lại xem nhiều văn của tác giả, cho nên tôi biết, tôi biết nó là cái lối văn viết “bịp”. Thật thế, nếu không phải là lối văn “bịp” thì không ai viết vậy.
Theo tôi, nghề viết văn..., phải cần có đức thật thà, nghĩa là cái gì mình biết thì hãy nói, mà đã nói thì phải nói cho rõ ràng gẫy gọn như hai với hai là bốn.
Ví dụ: muốn đem thuyết địa lý mà chứng cho việc tự sát, thì phải dẫn rõ: câu nào, đoạn nào sách nào, của ông nào đã nói; hay như dẫn chứng bằng học thuyết của Durkheim cũng vậy, phải chỉ rõ cho người ta biết cái câu hay, cái đoạn mình dùng làm chứng đó, nó như thế nào, ở tập nào. Làm vậy, không phải để quảng cáo cái sức học của mình đâu, cốt để cho người nào chưa biết những cái mình dẫn ra đổ, có thể biết chỗ tìm kiếm, hoặc để khảo cứu thêm, hoặc để xem rằng mình nói có đúng hay không.
Đằng này tác giả chỉ nêu lên mấy chữ “thuyết địa lý”, “xã hội học Durkheim” rồi phán đoán rằng: “cái chết cũng có ý vị như cái sống”, “hồ Gươm, hồ Trúc Bạch có sức mạnh vô hình” thì người đọc còn biết đường nào mà mò? Biết rằng sách địa lý có nói “cái chết cần có ý vị như cái sống” không? Biết rằng Durkheim có nói “hồ Gươm, hồ Trúc Bạch có sức mạnh vô hình hay không? Trừ phi lại đi đọc hết các sách địa lý, xem hết học thuyết của Durkheim thì không thể nào mà dò được những câu phán đoán kia là sai hay đúng.
Mà độc giả đã không có thể biết được sai hay đúng, thì tác giả viết sao, độc giả phải tin vậy. Như vậy, thì tôi chỉ học vài chục tên người, hoặc tên học thuyết là tha hồ nói trời nói đất. Giả sử tôi bảo “theo học thuyết của Phật Thích Ca thì lừa đảo là một việc cứu độ chúng sinh, theo học thuyết của Khng Tử thì chim chuột là sự hợp với đạo đức” người đọc nếu không hiểu đạo Phật, đạo Khổng còn biết đâu là tôi nói láo?
Cái li văn y, cái lối văn chỉ nêu mấy cái tên người, tên sách tên học thuyết để lòe người đó, tôi gọi là lối văn “bịp”. Bịp, vì mình không học mà làm bộ có học.
Bịp với ăn gian cùng là một môn, Đông phương không dám ăn gian độc giả thì Đ.P không thích lối văn “bịp”.

Thục Điểu
Đông phương, số 467, 1931

92. Còn hôm nay nữa thì xong cái việc mọi ngày
Từ hôm bắt đầu nói về lối văn ông Hoàng Tích Chu đến nay, tôi lú ruột, không nhbao nhiêu ngày, nhưng có lẽ đã đầy “cữ ri thì phải.
Đầy cữ rồi mà việc vẫn chưa đâu vào đâu, cho hay lối văn của Hoàng me xừ cũng nhiều cái đặc điểm thật.
Dù vậy mặc lòng, tôi cũng xin phép độc giả, nói một ngày nay nữa thôi, rồi hãy tạm nghỉ. Tạm nghỉ chứ không phải nghỉ đứt.
Cái kiệt tác của ông Chu mà tôi mượn làm tài liệu để giải cái cớ tại sao Đông phương không để những bài lai cảo viết bằng lối văn “Hoàng xừ” vào tập lai cảo, nó còn dài lắm, nếu cứ theo kiểu mọi ngày, mà nói tỉ mỉ từng , thì e không hết. Vậy hôm nay tôi nói theo cách cóc nhảy cho chóng. Nói cóc nhảy nghĩa là nói một quãng lại bỏ một quãng, bỏ một quãng lại nói một quãng, như con cóc nó nhảy vậy.
Trong bài này, chỗ gần cuối cột đầu có một câu: “người ta vừa dập xong mối dư luận”, chữ dập đó bt thông. Bởi vì dư luận không thể dập được... tiếng “mối” chỉ là đầu một vật dài như sợi chỉ chẳng hạn, ai dập được đầu sợi chỉ bao giờ?
Dưới nữa có câu chỉ cách nhau bẩy tiếng” chữ tiếng đó tác giả muốn nói là giờ đồng h, nhưng chữ quc ngữ, giờ đồng hồ mà gọi là tiếng thì cũng chưa lọn nghĩa.
Sang ct thứ hai có câu Mà đối với nạn tự sát các nhà triết học thì viết sách khuyên đời, các nhà chính trị thì lập “công an cục”. Ba chữ “công an cục” đó cũng bất thông. Công an cục tiếng Pháp là Sureté, ta gọi là Sở Mật thám. Cứ như văn lý câu này thì ra ở các nước khi thy có nạn tự sát người ta mới lập ra Sở Mật thám hay sao! Có lẽ tác giả không hiểu nghĩa công an cục là gì, cho nên đặt tính đặt hình như vậy.
Qua trang nhì cột hai của bài ấy, có câu: Ta thấy rằng xã hội là tấm gương chói lọi chn ngay tầm măt người đời”. Bốn chữ tấm gương chói lọi cũng bất thông (hai chữ xã hội nguyên từ sách Nhị Trình toàn thư câu “Hướng dẫn xã hội...”. Gần đây người Nhật mới mượn để dịch chữ Society trong tiếng Anh, rồi sau người Tàu cũng dùng theo, người Việt Nam lại dùng theo nữa). Theo đúng nghĩa của nó thì xã hội là một đoàn thể do nhiều người kết hợp mà thành ra. Nghĩa chính thì như vậy, nhưng thông thường người ta dùng nó theo từng trường hợp. Có khi nói xã hội là chỉ về đoàn thể của người chung một xứ sở như người ta nói: xã hội Paris, xã hội Nữu ước, có khi nói xã hội là chỉ về đoàn thể của những người chung một chức nghiệp, như người ta nói: xã hội chính trị, xã hội lao động; có khi nói xã hội để đối với cá nhân như người ta nói: ai ai cũng nên hết sức với xã hội.
Coi vậy, thì xã hội là một đoàn thể hoặc to hoặc nhỏ. Các đoàn thể ấy hay d không nhất định..., thế thì tại sao lại võ đoán rằng xã hội là “tấm gương chói lọi”.
Thôi, nói đến đây đã dài rồi, bài kia còn chỗ bất thông nào nữa xin để trả lại tác giả.
Chỗ này tôi phải xin lỗi độc giả một câu: Từ trước đến nay, tôi chỉ phê bình về lối văn mà chưa từng nói đến ý nên điều đó cũng sợ trái nhất, nhưng trong một bài mà lời văn đã bất thông đến thế, thì ý văn tưởng cũng chẳng cần phải nói.
Đọc hết những bài phê bình chắc độc giả cũng lượng cho rằng: Đông phương không đưa những bài lai cảo viết theo lối văn Hoàng xừ, không phải là nghiêm ngặt chi hết.

Thục Điểu
Đông phương, số 470, 1931

106. Ông Hoàng Tích Chu đâm khùng
Nếu vì việc cá nhân mà Thục Điểu với Hoàng Tích Chu tranh biện thì cuộc tranh biện chỉ là việc riêng của Thục Điểu với Hoàng Tích Chu. Người thứ ba Bút Thép chẳng hạn, không có quyền, hay nói cho đúng, chẳng hơi đâu mà can thiệp đến. Nhưng Thục Điểu công kích Hoàng Tích Chu là công kích về văn: lối văn Hoàng Tích Chu.
Đã là một lối văn thì hay dở đều có ảnh hưởng đến văn giới tức là đến tương lai của xã hội. Một người đọc, nghe theo tiếng gọi cùa quyền lợi, như ý muốn hay bất đắc dĩ, phải đứng làm kẻ trọng tài. Không lẽ ngồi làm thinh ở trước một cuộc tranh luận nó đã sắp đến thời kỳ “câu chuyện việc làng”. Tôi vì bất đắc dĩ hơn là theo ý muốn phải mang ngòi bút để xen vào giữa đôi câu viết của Hoàng Tích Chu và Thục Điểu.
Trong luôn mấy kỳ báo Đông phương, ông Thục Điểu bình phẩm lối văn ông Hoàng Tích Chu, nói văn ông Hoàng Tích Chu chỉ kêu mà vô nghĩa. Muốn cho lời nói có bằng cứ, ông Thục Điểu trích nguyên một bài văn cùa ông Chu và chỉ rõ những chỗ ông Chu viết chẳng thành câu và những câu ông Chu viết không có nghĩa. Ông Thục Điểu nói phải hay quấy các độc giả cũng là người đứng trọng tài như tôi đều đã có định kiến riêng, tôi bất tất phải biện bạch cho ông Thục Điểu vì ông Thục Điểu không cần ai biện bạch giúp.
Cũng như các độc giả, tôi chờ, chờ ông Hoàng Tích Chu - nếu ông còn có chỗ nói - mang biện bạch cho lối văn ông trên mặt báo Đông Tây để phá đổ cái lý thuyết của ông Thục Điểu.
Ông Chu có làm thực.
Dưới cái đầu đề “Một dịp cho tôi nói đến lối văn Hoàng Tích Chu" ông chủ nhiệm báo Đông Tây đã kéo bốn bài mà chưa biết còn mấy bài nữa sẽ ra tiếp. Thoạt nom cái đầu đ, ai cũng tưởng ông Chu đã xây một lớp cho móng vững chãi để chống đỡ lấy lối văn của ông và lấy lời nói để giải ra rằng văn của ông viết là... phải. Nhưng... trong ba bài rưỡi, ông Chu kể toàn những chuyện “dạng ra bà cụ”[2], nào văn quốc ngữ có tự bao giờ, nào văn ông Vĩnh bê tha, văn ông Quỳnh dùng nhiều chữ Hán nên bệ vệ. Nói tóm lại, ông Chu nói thuần những ý người ta đã nói ri và không dính dớp gì đến cái lối văn vô nghĩa và chẳng thành câu tức lối văn Hoàng Tích Chu mà ông Thục Điểu công kích.
Sau hết đến cuối bài thứ tư ông Chu nói sát vào lối văn của ông. Muốn cho lời nói có “sức”, ông Chu viện mấy ông Pierre Betrand, Clément Vantel và De la Fouchardière là những nhà báo trứ danh vào làm thầy (xin ch lầm với chữ làm chứng). Cứ như ý ông Chu nói thì văn ông viết bây giờ là bắt chước ba nhà làm báo vừa nói đó. Phải, văn ông Pierre Betrand ông Clément Vantel và ông De La Fouchardière, câu viết vắn tắt và lời nói gọn gàng. Tôi và ngay cả ông Thục Điểu nữa cũng không nói viết thế là dở. Nhưng ông Chu có lẽ quên chưa nhận rằng ông bắt chước ba nhà làm báo trên, nhưng còn ở cách xa ba ông nhiều quá. Nếu ông Chu quả quyết nói văn các ông p. Betrand, c. Vantel và De La Fouchardière viết giống hệt văn ông Chu bây giờ, nghĩa là trong cái gọn gàng vắn tăt cũng có những câu vô nghĩa bất thông, thì thực ông Chu khen các ông mà hóa ra bôi nhọ các ông vậy.

Bút Thép
Đông phương, số 486, 1931

107. Thử bắt chước kiểu văn Hoàng xừ viết một bài kỷ thuật nạ ô tô chồng

Lấy con gái vua Động Đình ông Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng dựng nên nước Nam, và sinh vua Lạc Long.
Nối nghiệp cha vua Lạc Long kết duyên với bà Âu Cơ, sinh một trăm con, nửa trai nửa gái.
Năm mươi con trai về núi theo cha. Vì năm chục con giai về biển theo mẹ. Người cả kế ngôi vua gọi là Hùng Vương. Rồi sau mười tám đời nữa đều gọi là Hùng Vương cả.
Đóng đô ở Thành trôn ốc, ông Phán họ Thục gọi là An Dương Vương lập nước Văn Lang của họ Hồng Bàng.
Con gái phản cha, nước Thục mất về họ Triệu. Lã Gia chống nhau với nhà Hán, nước ta phải làm thuộc địa của nước Tàu. Đều thất bại, bà Trưng, bà Triệu, vua Phùng, vua Mai, trước sau một lũ nữ kiệt anh hùng nổi lên đánh Tàu (sic).
Nhà sử thần theo ký tái (ghi chép lại) của Lê Văn Hưu, (!) thì sau những đời Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, vua Quyền họ Ngô đóng đô ở Phong Khê và đánh được nhà Nam Hán (!).
Dẹp mười hai sứ quân Tiên Hoàng nhà Đinh yên được nưđc Nam. Ngọn cờ lau phất nên  nền độc lập.
Khoác tấm áo rồng vàng (!) mụ Dương hậu chẳng thương con mà thương trai, thì vua Đại Hành làm vua nhà Tiền Lê.
Con nuôi nhà sư, ông Lý Công uẩn tòng nhà Tiền Lê mà có nước. Hoa sen n được tám cánh, chậu nước Chiêu Hoàng vẩy cho Trần Thái Tôn (!)
Bị bắt về bên Minh, cha con Quý Ly cướp nước của họ Trần mà không giữ được.
Múa gươm thần ở núi Lam cụ Lê Lợi bình Ngô, đại cáo dân nước.
Ra tay dấy nước vua Gia Long định vạc kinh Phú Xuân. Vì nhà Tây Sơn đã đuổi họ Trịnh mà làm vua.
Chẳng nghe lời ông Nguyễn Trường Tộ vua Tự Đức đóng cửa cài then gây nên cuộc bảo hộ.
Gần trăm năm, văn minh nưổc Pháp, tràn đất Việt Nam, chính phủ đem các kỹ nghệ sang ta, ngoài các máy móc, xe lửa và xe hơi đều tiện dụng cho người mình, giống Việt Nam, quê hương vua Kinh Dương, rể vua Động Đình, cái nỏ lớn của nước Tàu.
Đè người ít, xe lửa chạy đường sắt, người dễ tránh. Bánh nhựa quay tít trên đường nhựa, người khó tránh, xe hơi đè người nhiều.
Thì chiều hôm qua, bon bon trên con đường X. chiếc xe số A. đập đầu vào chiếc xe số B. sau một tiếng ình.
Máu luễ loại, tay gẫy nhừ, bác tài phải xe vào nhà thương, quan đốc tờ buộc thuốc, tính mệnh rất nguy.
*
* *
Coi bài này chắc độc giả không thể nào hiểu được đầu đề rõ là cái gì? Cái gì mà nói chuyện xe hơi lại nói mãi từ đời Hồng Bàng nói xuống?
Xin thưa, đó là tôi thủ bắt chước kiểu văn của Hoàng Tích Chu mà viết chơi bài kỷ thuật về nạn ô tô đó.
Theo kiểu văn của Hoàng xừ, vô luận bài nào đều có thể nói bắt đầu từ đi Hồng Bàng tất cả. Chẳng tin các ngài lục những bài “Có dịp cho tôi nói về lối văn Hoàng Tích Chu" mà xem.
Cái đầu đề ấy, Hoàng xừ viết đến năm bài rồi. Bài thứ nhất một cột, rao rằng nay mai sẽ nói về lối văn của mình. Với đầu đề chưa ăn thua gì hết. Bài thứ hai độ hai cột kể từ lúc chữ quốc ngữ được dùng vào báo chí, lôi từ Đại Việt công báo, Đại Nam đồng văn lôi xuống, rồi vơ sang văn ông Quỳnh, ông Vĩnh. Với đầu đề cũng chẳng ăn thua gì. Bài thứ ba lại hai cột vẫn giảng về văn ông Quỳnh ông Vĩnh, những là văn ông này thế này, văn ông kia thế kia. Với đầu đề cũng vẫn chửa ăn thua gì.
Bài thứ tư chép lại đoạn lịch sử của mình sang Pháp, và giở ra những ông Pieưe Bertrand, Clement Vantel, Fouchardiere, cuối bài mổi ló ra hai quyển sách của mình, chỗ đó mới dính đến đầu đề một chút. Bài thứ năm ba cột dở dang, khoe cái văn minh hay mà chẳng nói được cái hay nó thế nào.
Độc giả thử đem thể văn những bài ấy mà so với bài tôi kỷ thuật nạn ô tô trên kia có khác gì không. Thật không khác. Cái lối văn ây nó là lối kể con cà con kê, nó là lối văn hỏi gà nói vịt.
Thật thế! Cái đầu là “Có dịp nói đến lối văn Hoàng Tích Chu", làm sao lại kể cả tam đại của báo quốc ngữ? Làm sao lại lôi cả văn ông Quỳnh và văn ông Vĩnh vào đó? Như vậy có khác gì thuật nạn ô tô mà giở mãi lịch sử từ cuộc Bảo hộ đến đời Hồng Bàng?
Cứ như những người biết viết, có học, thì với cái đầu đề ấy, một bài thứ năm đã nhiều chỗ thừa rồi (nếu có thì giờ tôi sẽ phê bình bài này) các bài trên đều không chui vào cái đầu đề ấy được.
Đầu đề một đằng, bài viết một nẻo, cái lối văn mới hay không mới? Mới lắm! Những hạng văn sĩ viết văn như vậy, làm văn sĩ thì được, chớ làm thợ vẽ thì không được. Vì có khi người ta thuê họ vẽ cọp họ lại vẽ ra con chó cũng nên. Thuê vẽ cọp lại vẽ chó, đâu có phải là thợ vẽ?

Thục Điểu
Đông phương, số 488, 1931

108. Buồn cười cho óc ông này
Bức thư còn đây, cái câu bênh vực Hoàng Xừ hắn viết như vầy:
“Còn như bài mà anh phê bình lối văn Hoàng Tích Chu, ta cũng phục là đúng lắm. Nhưng... cái lối văn cộc đẻ ra từ mấy năm nay mà sao chẳng thấy báo nào công kích bình phẩm... ? Bình phẩm văn cộc là tự anh gây ra, nên những thằng V.C. và T.V. cũng a dua...”
Lạ chưa? Không hiểu bộ óc của người này nặn bằng chất gì mà kỳ quái như thế? Đã biết người ta công kích văn của Hoàng Xừ là đúng, mà lại còn bảo người ta a dua, mà lại còn hỏi làm sao từ xưa không thấy báo nào bình phẩm, óc đâu có óc ngu vậy?
Thảo nào cánh bịp họ cứ nhè những người này mà lợi dụng.
Ta thấy kẻ “quých” cứ đem tiền mà nhét vào túi bọn thầy tướng thầy số, hay cứ đem thân mà dâng cho lũ mẹ mìn, thì ta cũng cho là ngu, song, còn có thể thứ được, vì họ bị “bịp” mà không ai giảng cho họ biết. Đằng này mắt hắn tuy chẳng nhìn thấy, thì đã có người vạch cho hắn rõ ràng, hắn đã biết là “đúng” rồi, thế mà vẫn cứ bị bịp! Đến Bụt cũng không nín cười được.
Chẳng biết anh chàng này có phải là con hương đệ tử của ông Chu hay không, sao mà hắn mê tín đến thế?
Cũng may mà hắn thóa mạ Thục Điểu, chớ nếu hắn tán dương Thục Điểu, thì thật nhục cho nó lắm.
Đó là hạng người hoan nghênh văn của Hoàng Xừ.

Thục Điểu
Đông phương, số 489, 1931

109. Ông Hoàng Tích Chu lại phô thêm máy cái dốt
Con giun dẫm mãi cũng quằn, huống chi con người, tôi biết vậy. Ông Chu là người chớ chẳng phải là giun, dẫm mãi tất nhiên ổng cũng phải hơn giun, tôi cũng biết vậy.
Biết vậy mà tôi còn bình phẩm mãi mãi về văn của ông Chu, ấy là vì có hai mục đích, tôi đã nói trước, một là muốn tỏ rõ cái cớ tại sao Đông phương không ưa lối văn Hoàng xừ, hai là muốn cho vườn quốc văn khỏi có hoa rờm cỏ rác. Sau nữa cũng muốn coi chơi cái “quẫn” của ông Chu nó như thế nào. Vì thế mà tôi cố ý chọc cho ông Chu giương hết cái năng lực của mình ra.
Lấy hơi hơn ba tuần lễ, ông Chu chỉ cựa cậy được mấy cái.
Cái cựa thứ nhất phì ra được một mdây cà ra dây muống, ấy là những bài “Có dịp cho tôi nói về lối văn Hoàng Tích Chu ” mà tôi mới bắt chước giọng viết bài kỷ thuật nạn xe hơi hôm nọ.
Cái cựa thứ hai phun ra một mớ nọc độc hơi rợ, ấy là những bài thóa mạ Thục Điểu đăng lên ở báo vô lại.
Cái cựa thứ ba lòi ra một đống chổi cùn dế rách, ấy là những bài nói cục nói cằn, nói láo nói xỏ ở mục “chuyện đâu” của báo ổng mà ký tên là Văn Tôi.
Mỗi lần cựa thì ổng mỗi nói tháo, nào là bảo tôi “hãy thư”, nào là la rằng “xin phép kiếu tôi”.
Thật là ông đã dùng hết phương pháp để làm cho tôi thôi cuộc phê bình văn ông. Tôi đã chẳng là người từ bi, vọng thể, nhưng giọng khất ai kia cũng phải động lòng thương xót. Chết là vì cái mục đích của tôi là muốn xem cái quẫn của ông, ông chưa quẫn, thì tôi phải làm cho ông quẫn đi cái đã.
Sướng cho tôi quá, hôm kia ông đã quẫn rồi. Chẳng biết ông quay lưỡi mấy trăm vòng mà lấp quẫn thì ông lại ra được bài “Cớ nên vạch cho Đông phương mấy điều lầm trong cuộc bẻ vân”.
Bài này cãi lại mấy chỗ tôi phê bình văn ông trong mục “Nói chơi” độ trước hay nói cho đúng, cốt xóa cái đống dốt của ông mà tờ Đông phương đã nêu ra đó.
Chắc chẳng ai nhớ làm gì, cái đống dốt của ông mà tờ Đông phương đã nêu ra đó, vừa do tôi vừa do ông Trung Trung Tử ở Sài Gòn cộng có hơn hai mươi cục (xin tạm gọi là cục). Ấy là mới trong có một bài “hai cô thiếu nữ trẫm mình”! Mà lại còn nhiều chỗ dốt nữa chưa buồn nói đến.
Hơn hai mươi chỗ mà ông mới cãi lại - cãi lại bằng cách gỡ ngọng - được sáu chỗ:
Hồ Gươm, hồ Trúc Bạch như chỉ riêng là..., vì...
Nhà xã hội học theo lý thuyết của Durkheim thì hai hồ đó...
Ngọn hồn
Dập mối dư luận
Cách nhau bẩy tiếng
Xã hội là tấm gương
B bẻ hơn hai chục chỗ mà cãi lại chỉ được sáu chỗ, coi đó đã thây cái sức quân của ông Chu.
Tuy vậy ông chẳng chịu là dốt, lại thêm một câu rằng: “Trong báo Đông phương còn nhiều chỗ bẻ nữa, nhưng xét ra có đều vô lý”.
Khốn nạn cái giọng ấy, cái giọng cãi lại bằng cách ăn gian ấy, bây giờ đã cố lm rồi, đem dùng chỉ tổ lòi cái dốt cùa mình ra thôi, chẳng che được nó đi đâu, sao cứ dùng mãi?
Khốn nạn hơn nữa, là, trong cái chỗ cãi lại của ông chẳng ăn thua vào đâu, chăng nhng nó không xóa được cái dốt trước đi, mà nó lại đưa thêm vào con mt tôi bao nhiêu cái dốt khác nữa. Tội nghiệp, ông thật như con tằm chín tự làm kén để trói mình.
Bài này dài rồi, những chỗ dốt trong văn của ông để sau đây tôi sẽ chỉ rõ nó ra...

Thục Điểu
Đông phương, số 490, 1931


[1] Dấu phảy
[2] Dạng da bà cụ: dạng là sức khoẻ; dạng da là ý hỏi thăm sức khoẻ. “Chuyện dạng da bà cụ” là chuyện cửa miệng, thốt ra luôn, không nhằm vào mục đích gì (?).