Khiemnguyen

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí



BÁO CHÍ

Hồ Chí Minh
(Hồ Chí Minh toàn tập)

Nói xong vấn đề giáo dục, thì tự nhiên chúng tôi nghĩ ngay tới câu hỏi: Thế còn báo chí? Những điều tôi sẽ kể về báo chí An Nam nó kỳ dị quá đến nỗi khó mà tin được. Giữa thế kỷ XX này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo! Các bạn có thể tưởng tượng được như thế không? Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi. Lý do như thế này. Chính quyền Pháp quyết định rằng không một tờ báo bằng tiếng An Nam nào được xuất bản nếu không được viên toàn quyền cho phép, rằng họ chỉ cho phép với điều kiện là bản thảo đưa đăng phải trình viên toàn quyền duyệt trước đã, và giấy phép ấy họ thu hồi lúc nào cũng được. Tinh thần bản sắc lệnh về báo chí là như thế đấy. (Chúng tôi bị cai trị bằng chế độ sắc lệnh do viên toàn quyền ban bố chứ không phải bằng những đạo luật đã được thảo luận và biểu quyết ở nghị viện). Trên thực tế còn tệ hơn nữa. Mãi đến bây giờ, chưa có người An Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả.
Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở châu Âu và các nước châu á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hoá và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy.
Ngay cho đến cả những tờ thông tin thuần tuý về kinh tế và thương mại, người ký giả bản xứ cũng chỉ xin được phép bằng những biện pháp quanh co. Anh ta phải thuê tiền một người Pháp có địa vị và được kính nể. Ông này đi gặp quan cai trị và xin phép cho ông ta, là người Pháp. Vì ông ta vẫn sẽ là sáng lập viên của tờ báo, mặc dầu ông chẳng biết một tiếng An Nam nào gọi là có, ông chẳng phải bỏ tiền túi ra lấy một xu nhỏ, chẳng phải đụng tí gì đến công việc của tờ báo cả trừ việc đi gặp viên quan cai trị. Chỉ việc cho mượn tên mình, người Pháp kia nhận được hằng tháng một số tiền rất hậu mà người ký giả bản xứ phải trả cho ông lâu dài, báo còn ra là còn phải trả.
Trước khi đưa đi nhà in, tất cả các bài báo phải dịch ra tiếng Pháp và đưa kiểm duyệt đã. Cấm ngặt những tờ thông tin ấy không được đả động gì đến những vấn đề chính trị hay tôn giáo, mà chỉ được đăng những tin tức thông thường, những vấn đề xét ra có lợi cho Nhà nước. Khi đất nước bị một thiên tai nào, lụt lội, bão táp, đói kém, v.v., phòng kiểm duyệt cấm báo không được cho dân chúng biết
Những tin "không vui" ấy, cấm báo không được mở lạc quyên giúp những người bị nạn. Báo không có quyền nói gì, dù chỉ bóng gió, đến việc bầu cử hội đồng thuộc địa hay hội đồng hàng tỉnh. Có một tờ, dịch ra tiếng An Nam đạo luật cấm những hành vi hối lộ trong việc tuyển cử, đã bị kiểm duyệt trắng mất nửa tờ báo mà còn bị khiển trách thêm nữa. Nhiều khi người ta cấm cả dịch đăng những bài đã đăng ở các báo tiếng Pháp xuất bản ở Đông Dương.
Các bạn chớ tưởng rằng mấy tờ báo thông tin khốn khổ ấy được tự do phân tích tất cả những cái thuộc về kinh tế. Chẳng hạn, họ không được nói đến đời sống đắt đỏ, đến việc mất mùa, đến việc buôn gian bán lậu của bọn con buôn người Âu, đến việc xoay xở tiền nong bất lương của bọn quan cai trị, đến những vụ đầu cơ đê tiện của bọn chủ đồn điền và chủ nhà máy người da trắng. Vừa rồi, người ta cấm báo chí không được đả động đến việc Chính phủ nhượng quyền kinh doanh hải cảng Sài Gòn, nếu không phải để tán dương công đức của công ty độc quyền và lòng vô tư của Chính phủ. Có một tờ cũng đã "tán dương", nhưng kém nhiệt tình, nên phòng kiểm duyệt trước hết đã theo dõi bí mật, rồi đóng cửa hẳn tờ báo ấy.
Những người vào làng Tây, được hưởng quyền công dân Pháp, có thể xuất bản báo, nhưng chỉ bằng tiếng Pháp mà thôi - ở Nam Kỳ có 5, 6 tờ báo vào loại ấy. ở các vùng khác, không có tờ báo nào, vì không có hay có ít người vào làng Tây. Trong số các cơ quan ngôn luận ấy - thường là bán nguyệt san - có hai hay ba tờ có khuynh hướng quốc gia hợp pháp. Ghép hai tính từ trái ngược nhau ấy với nhau, có thể kỳ dị đấy và cần giải thích đôi chút. Những tờ báo này là của bọn tư sản bản xứ mới lên, có địa vị là nhờ ở nền đô hộ Pháp. Nền đô hộ ấy đã sinh ra bọn này, nhưng lại không để cho họ phát triển. Vì vậy, tầng lớp tư sản nhỏ bé đó bị ngạt thở trong phạm vi chật hẹp và phụ thuộc mà quan thầy ngoại quốc - cha đỡ đầu của họ- đã dành cho họ. Và vì thế, họ hờn mát nhưng cũng nhè nhẹ thôi. Bởi thân phận nửa dơi nửa chuột của họ, chẳng thuộc hoàn toàn trong xã hội An Nam vì họ là những người vào làng Tây, mà cũng chẳng thuộc trong tầng lớp "quý tộc" Tây vì họ xuất thân ra là người An Nam - nên họ cảm thấy lúng túng trong mọi việc. Đồng thời trong mọi hành động và tư tưởng của họ, đều thấy cái mâu thuẫn xã hội và tâm lý ấy. Báo của họ chỉ trích những vụ hà lạm, nhưng lại phỉnh nịnh những kẻ hà lạm; họ than phiền về những đạo luật đè nén áp bức, nhưng vẫn cậy thế vào nước mẹ; họ mủi lòng cho số phận khốn khổ của người An Nam, nhưng vẫn ca tụng công đức mơ hồ của một nền khai hoá tốt đẹp hơn. Họ muốn chữa bệnh, nhưng lại không dám tìm và tấn công vào nguồn gốc của bệnh.
Ảnh hưởng của họ bị cản trở mọi đường:
a) Vì chính sách ngu dân như các bạn đã biết, nên độc giả chỉ có một dúm người rất hạn chế. Mỗi số phát hành không bao giờ quá một hay hai nghìn bản, ấy thế mà bán không hết.
b) Vì thái độ lừng chừng, vì không có chương trình cụ thể, không có kế hoạch rõ ràng, không có khuynh hướng mạnh dạn, nên mấy tờ báo ấy không thu hút được cảm tình của dân chúng. Họ ngả nghiêng, hay đúng hơn, lơ lửng giữa dân chúng mà họ không gần gũi được và những kẻ thống trị không ưa họ.
c) Nhà nước thuộc địa cố tâm phá phách họ. Họ bị phá bằng nhiều cách. Sau đây là những cách thông thường nhất:
1. Nhà nước báo cho công chức và nhân viên người bản xứ biết rằng cấp trên đã coi những tờ báo ấy như làm cách mạng, rằng những người nào đọc những báo đó sẽ bị ghi danh sách riêng, và dĩ nhiên là bản danh sách ấy sẽ đính theo báo cáo thăng hay giáng chức.
Có nhiều công chức đã bị bắt buộc phải đổi đi chỗ khác hay bị bắt về hưu chỉ vì đã vi phạm những điều răn đe ấy.
2. Đối với những độc giả không phải là công chức (tôi nói không phải là công chức chứ không nói tự do, vì ở đất nước chúng tôi không ai được tự do cả, trừ bọn xỏ lá ba que ra) thì viên quan cai trị cho gọi họ đến bàn giấy, ân cần khuyên bảo họ điều hơn lẽ thiệt.
Nếu họ không biết nghe những lời khuyên tử tế ấy, thì họ bị cảnh sát theo dõi. Và cứ mười lần thì có đến chín, báo chí và thư từ của họ bị thất lạc như bị phép thần. Chính phủ hãy tạm vui lòng như thế trong lúc chờ đợi cơ hội để tóm cổ họ vì lẽ này hay lẽ khác.
3. Chính phủ cho bọn chủ nhà in lựa chọn nên làm việc cho một tờ báo "tin vịt không biết điều" được ít tiền, hay nên nhận in cho Nhà nước được lợi lộc và bảo đảm hơn nhiều.
Vì thế, một tờ báo ở Sài Gòn đã buộc phải đổi chủ in nhiều lần trong một tháng.
4. Chính phủ vi phạm quyền tự do thư tín, ngay cả thư riêng của các ký giả. Những người này bị "ghi" vào sổ đen, bị theo dõi, dò la, do thám và vu cáo. Chính phủ dùng cả áp lực đối với gia đình bà con thân thuộc và bè bạn họ nữa. Chỉ nhờ địa vị có làng Tây và nhờ mánh khoé khôn khéo kết thúc mọi bình luận bằng cách nịnh hót tâng bốc hết mức nước mẹ bảo hộ, nhân từ, thiêng liêng, v.v. mà họ thoát khỏi đi tù.
Báo chí bản xứ bằng tiếng Pháp bị phá phách như vậy đấy. Những hành vi bất hợp pháp của lối trị an đê hèn ấy còn được tăng cường và bổ sung thêm bằng những điều lệ pháp lý như thế này: "Mọi việc trưng bày hay gửi đi nơi khác những bài hát, bức hoạ hay tranh ảnh trái đạo tôn kính đối với các vị đại diện của Nhà nước, sẽ bị trừng phạt bao nhiêu tháng tù và phạt tiền bao nhiêu phrăng đó, v.v.".
Chưa hết đâu. Nền văn minh của thực dân đã dùng ngọn đuốc cổ truyền thủ tiêu đến chút tự do cuối cùng của người bản xứ. Đã làm cho người bản xứ phải đần độn và câm, chúng vẫn chưa vừa lòng; chúng còn muốn họ phải điếc nữa kia. Chúng bịt tai họ không cho họ nghe tiếng vang của những biến cố bên ngoài. Chỉ đơn giản bằng một nét bút, chúng đình chỉ hẳn đời sống tinh thần của cả một dân tộc. Cũng sắc lệnh vừa kể trên định rằng: "Sự lưu hành báo và tạp chí bất cứ bằng tiếng gì, có thể bị cấm do một nghị định của quan toàn quyền". Các bạn có tin chắc rằng quan toàn quyền nhân từ chẳng sơ suất gì mà không dùng và lạm dụng quyền hành ấy. Báo chí bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Pari, gửi sang đều bị tịch thu ở Đông Dương. Sở bưu chính, sở mật thám và các cơ quan hành chính cùng nhau làm nhiệm vụ đê hèn ấy. Và người ta doạ trừng phạt những người có tên nhận những tờ báo ấy. Người ta cấm ngặt không cho đọc báo Nhật và Trung Quốc. Giữ một tờ tạp chí, một quyển sách Trung Quốc nào đó có thể là một trọng tội đối với người An Nam. Tôi biết nhiều nhà văn thân bị kết án khổ sai chung thân vì đã đọc tạp chí Trung Quốc hồn, ẩm băng và những bài cùng loại ấy của các nhà duy tân Trung Quốc. Năm 1920, có nhiều người An Nam ở Bắc Kỳ bị kết án từ hai đến năm năm tù, chỉ vì một người đã làm thơ ca tụng tự do và các người khác đã nghe ngâm bài thơ ấy./.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

SỰ KIỆN LÀ GÌ?





(Up theo ý kiến tham gia của Mr Trần Tiến)

Báo chí là công cụ chính trị vừa rt quan trọng vừa rất phức tạp. Tư liệu báo chí đòi hỏi phải trải qua giai đoạn thu thập, xử lý, in ấn và phát hành. Hình thức tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung tư tưởng lớn. Đó là điu rất khó. Vấn đề đây là phải cân đối được tư tuởng và hình thức, chủ đề và vấn đề, sự thật và điển hình, tạo ra đuợc sự hấp dẫn từ những tư liệu đó.
V. G. Bielinxki - nhà dân chủ cách mạng Nga đã nói: Chỉ có ni dung mới đo được chân lý của tất cả các nhà thơ.
Trong báo chí, chỉ có thể thấy được giá trị của tác phẩm thông qua việc khai thác nội dung của đề tài. Uy tín của người viết và sức mạnh tác động ca tác phẩm đối với công chúng được khẳng định trước hết là cội nguồn tư tưởng. Để đảm bảo được yêu cầu này, tác phẩm phải đạt được hai yếu t cơ bản: một là tính lôgíc của sự kiện (được lựa chọn từ cuộc sông thực của nhân dân), hai là tính logic về tư tưởng (thế giới quan và nhân sinh quan của người viết).
Xécgây Kônenkôp - một hoạ sĩ lớn, một nhà điêu khắc lớn cùa nhân dân Nga đã viết: Khi không có tình cảm sâu sắc và nóng bỏng trước hiện thực cuộc sổng, người họa sĩ s tỏ ra thờ ơ. Hiện nay quả là có nhiều vấn đề đã không được chú ý. Đ sáng tạo mỗi người cn phát huy năng lực tiên đoán, phán đoán ca mình. Nếu ai không nhận thức được thời gian mà mình đang sng, người đó s dm chân tại ch. Người hoạ sĩ đồng thời phải là nhà triết học, để không lặp lại những gì đã có mà bằng tài năng và sức lực của mình, phục vụ nhân dân.
Đối với nhà báo thì công việc cn thiết đ xây dựng tác phẩm, trước hết là quan sát cuộc sống, chọn la và phân tích sự kiện. Khi phân tích sự kiện, cần chọn được những tình tiết đặc sắc nhất, tiêu biu nhất đ sử dụng cho tác phẩm tương lai. Đó là các sự việc. Vậy thì sự kiện và sự việc có cái gì khác nhau?
Từ điển tiếng Việt viết: Sự kiện sự việc có ít nhiều ý nghĩa quan trọng đã xảy ra; còn sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác[1]. Ta có thể hiu rằng một sự kiện có thể cha đựng nhiều sự việc. Nghĩa là xét v mc độ có sự khác nhau nhất định. Trong quá trình nghiên cứu cần tìm ra bản chất của sự việc.
Bản chất, hiểu một cách ngắn gọn là những thuộc tính bên trong của sự vật. Khi thuộc tính đó được thể hiện ra bên ngoài gọi là hiện tượng. Thông thường trong hoạt động sáng tạo ca mình, nhà báo bt đu tìm hiểu các sự việc riêng rẽ đến tổng thể các sự việc (sự kiện) và khám phá bản chất của chúng. Để tìm thấy bn chất của sự kiện, chắc chắn nhà báo phải nghiên cứu tng sự việc riêng lẻ. Hãy nêu một giả dụ: Khu chợ bốc cháy, thiệt hại lớn. Đó là một sự kiện. Nhưng nguyên nhân của sự kiện này chắc chắn có liên quan đến nhiều sự việc khác. Nếu chợ bị cháy vì chp điện chẳng han, có thể liên quan đến các sự việc như thỉết kế đường điện sai hoặc thi công sai, hoặc người sử dụng điện sai, hoặc kẻ nào đó có chủ mưu phá hoại. Bản chất của vấn đề nằm trong những sự việc rng lẻ này.
Khám phá ra bản chất của sự kiện, hiện tượng để thông báo trên phương tiện truyn thông đai chúng là công việc ca nhà báo.
Như vậy là sự việc và nội dung của sự việc là cái chủ yếu, cái cơ bản nhất trong báo chí. Nó xác đnh phương hướng, tư tưởng và tính chất của bài báo. Nội dung là yếu tố thứ nhất, hình thức là yếu t thứ hai. Thể loại và phong cách ngôn ngữ bài đăng là khuôn mẫu hình thức cùa tác phẩm. Hình thức bài báo phụ thuộc vào nội dung, tính chất và đặc điểm của sự việc. Căn cứ vào các yếu tố đó để tác giả lựa chọn cách trình bày bố cục. Điều này còn phụ thuộc vào năng lc sáng tạo và ý đ của tác giả. Thông báo tin tức hay đánh giá sự kiện, trình bày quan điểm thẩm mỹ cá nhân hay chế nhạo cái xấu, cái lạc hậu...
Mỗi nội dung sự việc và ý đồ tác giả khác nhau đều có nhũng hình thức thể loại phù hợp để xây dựng tác phẩm. Kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo độ chính xác của tư lỉệu trước khi công bố là trách nhiệm của mỗi nhà báo đối với tác phẩm ca mình. Những tư liệu được công bố thiếu chính xác sẽ tạo ra loạì tin đồn nhảm, “tin vịt”. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất lòng tin của công chúng đối với nhà báo và cơ quan báo chí, đồng thời vi phạm nguyên tắc tính chân thật của báo chí và cũng là một trong những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay.
Sự việc là nhân của thông tin. Thông tin là phạm trù chính trị, là phương tiện lãnh đạo, là công cụ giáo dục và kiểm tra. Các nhà khoa học về truyền thông đã xác đnh như vậy. Định nghĩa này đã chỉ ra vai trò và ý nghĩa xã hội của thông tin, thấy được rằng thông tín là một bộ phận quan trọng ca công tác tư tưởng, có tác dụng hình thành và hướng dẫn dư luận.
Đặt khái niệm sự việc và sự kiện thành đối tượng nghiên cứu của khoa học truyền thông tức là đặt vấn đề cho một ngành lý luận sáng tạo. Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực hành báo chí đang rất quan tâm đến vấn đề này.


Nguyenbuikhiem@gmail.com


[1] Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ Việt Nam, H., 1992, tr. 862. 863.

Truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại





(Tài liệu tham khảo)

Đâu là vai trò của truyền thông đại chủng trong xã hội hiện đạỉ? Thế nào là “không gian công cộng”?, Internet có thế thay thế được báo chí?
Dưới quan điểm xã hội học, truyền thông đại chúng là một định chế xã hội chỉ xuất hiện trong xã hội hiện đại, hiểu theo nghĩa là đối lập với xã hội cổ truyền, phong kiến. Nó góp phần tạo ra một “không gian công cộng” vốn chưa hề có trong các xã hội tiền tư bản - một không gian dành cho sự thảo luận công khai và dân chủ.
Từ hội cổ truyền sang hội hiện đại
Khi phân tích mối quan hệ giữa các hệ thống truyền thông với các hệ thống xã hội, nhà xã hội học Mỹ Daniel Lemer, trong một bài đăng trên tạp chí Behavioral Science ra tháng 10/1957, cho rằng một trong những điều kiện và đặc đim cùa quá trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang các xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyên thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng.
Các hệ thống truyền thông đại chúng (như báo chi, xuất bản, phát thanh, truyền hình...) mang một số đặc điểm như sau: do những tổ chức chuyên nghiệp đảm trách; đưa thông tin ra công chúng một cách rộng rãi mà không phân biệt ai với ai; và nội dung thông điệp chủ yếu mang tính chất tường thuật chứ không phải là ra lệnh. Trong khi đó, đặc điểm cùa các hệ thống truyền thông truyền miệng và truyền đạt thông tin bằng cách nói trực tiếp (mặt đối mặt), và nội dung các thông điệp ch yếu mang tính chất mệnh lệnh (thí dụ: thời xưa, cửa quan thường ra thông báo về sưu thuế, phu dịch, tuyển mộ binh lỉnh...), và thường được phát ra theo hệ thống tôn ti trật tự trong xã hội.
Sự thay đổi trong ứng xử truyền thông này (chuyển từ truyền thông truyền miệng sang truyền thông đại chúng) có liên quan chặt chẽ với những thay đổi khác về ứng xử trong hệ thng xã hội. Lemer kết luận rằng “một hệ thống truyền thông chính là một dấu chỉ và cũng đồng thời là một tác nhân của sự thay đôi trong toàn bộ một hệ thống xã hội”. Nói khác đi, hệ thống truyền thông đại chúng đã trở thành một trong những động lực của sự phát triển của xã hội.
.Theo Lemer, khi con người biết đọc biết viết, tức là khi thoát ra khỏi tình trạng mù chữ, thì bắt đầu có được một kh năng còn quan trọng hơn cả việc biết đọc biết viết Đó là khả năng bước vào “thế giới của những kinh nghiệm gián tiêp”, tức là bước vào một thế giới mà trong đó các kinh nghiệm của người khác đã được tường thuật và ghi chép lại trên chữ viết qua sách vở, báo chí... Mặt khác, cũng chính nhờ đó mà người ta tăng cường được khả năng thấu cảm (empathy), tức là khả năng tự đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được người khác. Và chính nhờ có khả năng này mà con người mới có thể sống được với nhau một cách hài hòa trong xã hội. Khả năng biết đọc biết viết còn giúp cho con người hình thành được khả năng linh hoạt về trí tuệ (psychic mobility) vốn là một thuộc tính đặc trưng của con người trong xã hội hiện đại. Chính các phương tiện truyền thông đại chúng là nhân tố góp phần mạnh nhất vào việc rèn luyện khả năng thấu cảm cũng như khả năng linh hoạt trí tuệ, khi chúng giúp cho con người tiếp xúc được với nhiều tư tưởng khác nhau và biết được những vấn đề công cộng của xã hội.
Không gian công cộng
Trong một công trình in năm 1962, triết gia người Đức Jurgen Habermas đã khai triển khái niệm “tính công cộng” hay “không gian công cộng” (Ồffentlichkeit, tiếng Anh dịch là pub­licity hoặc public sphere) Emmanuel Kant đã đề cập vào năm 1784, và nhấn mạnh rằng việc sử dụng lý tính trong không gian công cộng chính là điều kiện để hình thành nên công luận, và đây cũng là điều kiện để thiết lập một nền dân chủ. Theo Kant, người độc thoại chỉ đối diện với chính mình; chỉ khi tranh luận với ngườirkhác về những vấn đề công cộng thì người ta mới thoát ra khỏi những chuyện cục bộ, cá biệt, mới vượt qua được cái “tính thô thiển” của mình.
Theo Habermas, không gian công cộng là không gian mà trong đó bất cứ cá nhân nào cũng có thể tham gia và trao đổi ý kiến với nhau mà không bị áp lực từ bên ngoài. Trên nguyên tắc, đây là nơi diễn ra những cuộc tranh luận mang tính chất lý tính và phê phán (rational-critical debate), và do vậy, đây chính là kết tinh nên những ý kiến (công luận) và ý muốn của công chúng. Tính duy lý của sự đối thoại trong không gian công cộng giúp người ta vượt dần ra khỏi những lợi ích đặc thù đ đạt tới một đồng thuận (consensus) giữa những người có thiện chí với nhau Trong xã hội thời Trung cổ, chưa hề có không gian công cộng theo nghĩa này; không gian này chỉ xuất hiện vào thời hiện đại trong xà hội tư bản chủ nghĩa như là một sự đối trọng để ngăn ngừa nhng quyền lực chuyên chế. Habermas cho rằng không gian công cộng không phải là nơi chỉ dành riêng cho những người ưu tú và tài giỏi, mà bao gồm cả xã hội dân sự, các phương tiện truyền thông đại chúng, các hiệp hội, các phong trào xã hội...
Không gian công cộng đóng vai trò trung gian giữa xã hội công dân và nhà nước, buộc nhà nước phải chịu trách nhiệm trước xã hội do “tính công cộng” của nó. Không gian công cộng tự nó mang tính chất phê phán bởi lẽ nó giả định rằng phải có những thông tin về các hoạt động của nhà nước để công luận có thể xem xét và phê phán các hoạt động này. Theo Habermas, chính các phương tiện truyền thông đại chúng là định chế đin hình nhất của không gian công cộng. Chúng đóng vai trò làm trung gian liên lạc và tiếp xúc trong nội bộ xã hội dân sự, cũng như giữa xã hội dân sự và các thiết chế nhà nước. Hiểu theo ỷ nghĩa này, truyền thông đại chúng không phải là một lãnh địa dành riêng cho những người có quyền lực, những nhà truyền thông hay các chuyên gia, mà là một nơi có mục tiêu thực cùng một lúc hai chức năng: vừa là nơi trình bày các kiến thức về xã hội con người, vừa là nơi diễn ra các mối quan hệ tiếp, liên lạc giữa các tầng lớp, các khu vực, hay các nhóm xã hội.
Trên Internet và không gian công cộng
Sự ra đời của phương tiện Internet trong vài thập niên gn đây đã đặt ra nhiều vấn đề mới hết sức đáng quan tâm ca định chế truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại. Trong một cuốn sách xuất bản năm 2004, Serge Soudoplatoff nhận định rằng lịch sử của phương tiện Internet tương ứng với sự đụng độ gia hai quan niệm khác nhau về cách thức tổ chức và quản trị. Một bên là phương thức tập trung hóa, theo mô hình có trật tự th bậc và đẳng cấp, còn một bên là trải ra thành những mạng lưới nối kết giữa những người có cùng mối quan tâm hoặc cùng lợi ích. Theo Soudoplatoff, sự thành công đáng kinh ngạc của Internet cho thy rằng người ta có thể có những mô hình quản trị khác hiệu nghiệm hơn so với những mô hình truyền thống dựa trên th bậc đẳng cấp: logic của Internet là chia sẻ quyền lực, nó là một công cụ tương tác và giao dịch giữa những tác nhân tích cực và ngang hàng vì nhau, chứ không phải giữa một trung tâm phát sóng vởi nhừng khán gỉả thụ động như trong phương tiện truyền hình.
Nhưng cũng có những tác giả khác lại tỏ ra bi quan hơn. Dominique Wolton (1999), một nhà xã hội học về truyền thòng đại chúng người Pháp, cho rng Internet có thể có tác dụng làm “vỡ vụn” không gian công cộng hơn là tăng cường cho không gian này. Trong khi các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống chủ yếu đi theo cái logic “cung”, thì phương tiện Internet thiên về việc đáp ứng cái logic “cầu”: người sử dụng chi lo đì tìm cái mỉnh cần, cái mình muốn, chứ không quan tâm tới những điều mà người khác muốn nói với mình. Theo Wolton, Internet không có tác dụng nối kết giống như các phương tiện truyền thông đại chúng trước đó. Và điều này cuối cùng sẽ dẫn tới hệ quả là làm cho cá nhân tr nên cô lập hơn trong xã hội. Tocqueville từng nói rằngduy ch khởi sự khi người ta bắt đầu tin vào lời người khác. Con người không thế nào tự mình suy nghĩ tất cả mọi thứ, tự mình lý giải mi chuyn trên đời. Chính vì thế mới có vai trò quan trng của những người “trung gian” trong lĩnh vực truyn thông đại chúng như các nhà báo. chính trị gia, giới trí thức... Một trong những đặc trưng quan trọng trong lĩnh vực truyền thông đại chúng mà người ta không nên quên, đỏ là xem với người khác, xem cái người khác đã xem (hay đã đọc), theo dõi những chuyện được coi là đáng quan tâm, đáng đưa ra bàn luận với nhau.
Nhà xã hội học Đức Ulrich Beck (1986) và nhà xã hội học Anh Anthony Giddens (1996) cho rằng sự phát triển của công nghệ thông tin và vi điện tử là một trong những điều kiện vật chất quan trọng làm thay đổi diện mạo các quan hệ xã hội, nhất là trong bối cảnh mà những lằn ranh cùa các định chế chính trị truyền thông dần dần bị xóa nhòa, nhường chỗ cho sự tham gia ngày một tích cực hơn của các cá nhân trong các “xã hội phản tỉnh” (reflexive society), phá vỡ sự độc quyền phát ngôn của các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học cũng như chính trị. Trong các xã hội hiện đại, việc thảo luận và việc ra quyết định trong nhiều trường hợp đã vượt ra khỏi những vũ đài chính trị truyền thống như quốc hội hay chính phủ, cũng như vượt ra khỏi khuôn khổ của hình thức dân chủ đại diện.
Nhng tầng lớp dân chúng bình thường hay những nhóm thiểu s vốn trước đây không có quyền phát ngôn, nay có nhiều cơ hội hơn đ lên tiếng. Hiện tượng blog trong những năm gân đây là một bằng chửng sinh động. Các cá nhân giờ đây ngày càng có điều kiện tiếp cận trực tiếp những thông tin vốn trước đây phải thông qua sự chọn lọc cùa các nhà báo.
Nhưng nói như thế phải chăng có nghĩa là Internet có thể đi đến ch “phi trung giới hóa” (desintcrmcdiation) lĩnh vực thông tin trong xã hội hiện đại? Phải chăng kể từ nay, nhờ có Internet, mọi người đu có th tự mình trực tiếp biết mọi chuyện vả hiểu mọi chuyện mà không cần có các định chế trung giới như báo chí hay sách vở, xã hội s không còn cần đến vai trò của những người “trung gian” (như nhà báo, nhà chính trị, giới trí thức...)? Phài chăng mass media” (các phương tiện truyền thông đại chúng) nay đang tan rã để trở thành media des masses(các phương tiện truyền thông của đại chúng, hay là do đại chúng thực hiện), nếu nói như cái tựa của một cuổn sách của Joel de Rosnay và Carlo Revelli mới xuất bản năm 2006?
Chúng tôi nghĩ không phải như thế. Chúng tôi cho rằng sự phát triển hiện nay của Internet và các loạỉ hình truyền thông trên Internet chì có nghĩa là thẩm quyền của những vai trò “trung gian” ấy ngày nay chỉ còn mang tính chất tương đối, và cách thức hoạt động của họ, đặc biệt là giới nhà báo cũng như các nhà chính trị, cũng phải thay đổi chứ không thể tiếp tục như tnrớc. Sự xuất hiện của Internet hay các blog làm cho người ta bây giờ có quyền đòi hỏi nhiều hơn đối với những vai trò trung gian ấy.
Internet tự nó không thể làm tan rã “không gian công cộng”, hiểu theo nghĩa của Habermas. Mặt khác, nó cũng không thể (hay chưa thể?) thay thế các định chế truyền thông đại chúng hiện hành để trở thành phương tiện duy nhất của không gian công cộng. Nhung điều hiển nhiên khó có ai chối cãi là Internet đang góp phần mở rộng “không gian công cộng” của xã hội hiện đại một cách không thể đảo ngược được nữa.

Nguyenbuikhiem@gmail.com
(TBKTSG, ngày 07-2-2008)