Khiemnguyen

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Văn xuôi Tản Đà


1. Tản Đà là một trong số những tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời (đầu thế kỷ XX đến 1932). Hơn nửa thế kỷ sau khi Hoài Thanh “cung chiêu anh hồn Tản Đà” làm người mở đầu cho “một cuộc hòa nhạc tân kỳ”, vị trí là đại diện thơ ca quan trọng trước năm 1932 của Tản Đà tưởng không còn phải bàn cãi. Thơ ca trở thành bộ phận được khảo sát cặn kẽ nhất trong tổng thể di sản văn chương của ông. Vậy nhưng lại cũng không thể bỏ qua một thực tế là bên cạnh một Tản Đà - thi sĩ còn có một Tản Đà - người viết văn xuôi. Không chỉ chiếm một khối lượng lớn trong di sản văn chương, văn xuôi còn là lĩnh vực mà trong không ít lần, Tản Đà thừa nhận đã dành nhiều “tinh tứ học lực”.  Từ thời điểm Tản Đà bước vào văn đàn (1915) đến khi ông bắt đầu rơi vào một cơn khủng hoảng sáng tạo trầm trọng, cạn kiệt khả năng sáng tác và lạc lõng trong thời đại văn chương của một thế hệ là sản phẩm của giáo dục hiện đại với những tín điều văn chương đi ra ngoài truyền thống, Tản Đà đã để lại một di sản văn xuôi phong phú bao gồm cả các tự sự nghệ thuật và các  tản văn[2]. Nhìn vào khối lượng sáng tác đó, có thể nhận thấy một mặt, dường như ẩn sau một hệ thống tên gọi thể loại có phần hỗn tạp và thiếu nhất quán ( với những tên gọi như “thuyết văn”, “dịch văn”, “tản văn thể chính và ngoại”, “ngụ văn”) một nỗ lực muốn tái cấu trúc lại hệ thống thể loại văn xuôi truyền thống nhưng mặt khác, lại cũng có thể nhận thấy một cách đậm nét bóng dáng của một tác gia viết văn xuôi truyền thống với những thể  loại được ổn định từ thời Đường Tống bát đại gia[3] chỉ với một khác biệt duy nhất : ngôn ngữ. Theo chúng tôi,  dẫu giá trị thẩm mỹ của từng tác phẩm còn có nhiều phương diện cần phải bàn cãi thì văn xuôi vẫn là bộ phận sáng tác hàm chứa nhiều vấn đề lý luận văn học sử quan trọng trong tổng  thể sáng tác của Tản Đà
 2.Là tác gia điển hình cho văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, sáng tác văn xuôi của Tản Đà đại diện luôn cho cả tính “chưa hoàn thành”, tính ngổn ngang của một thời đại. Theo chúng tôi, văn xuôi là mảnh đất giao tranh giữa những xung đột gay gắt tồn tại bên trong Tản Đà mà mâu thuẫn lớn nhất là giữa nhà nghệ sĩ và nhà tư tưởng-đạo đức, môn đồ nhiệt thành của Khổng Tử cố níu kéo những giá trị cũ trong một thời đại mới, giữa phương thức tư duy và tư duy nghệ thuật đặc thù của “loại hình tác giả nhà Nho” và những yêu cầu của một thời đại văn học mới. Cuộc xung đột đó không chỉ chi phối hệ thống nội dung tư tưởng trong sáng tác của ông mà quan trọng hơn, còn chi phối cả phương thức cảm thụ, cái nhìn về thế giới và phương thức phản ánh những mệnh đề nghệ thuật, hay nói cách khác, phương thức tư duy nghệ thuật của ông. Là nhà nghệ sĩ, Tản Đà kế thừa hàng loạt truyền thống lớn của văn chương Trung đại, những truyền thống mà nếu tìm được cơ hội có thể trở thành những khả năng phát triển khác, mở ra những con đường khác cho văn học hiện đại. Tuy vậy, trong ông, những tiềm năng nghệ thuật đó lại bị chính phương diện con người - nhà tư tưởng, nhà đạo đức kiềm chế, làm cho những tìm kiếm nghệ thuật bị cằn cỗi và đi dần đến bế tắc. Đồng thời, cũng không thể bỏ qua những hạn chế cố hữu trong tư duy nghệ thuật của loại hình tác giả nhà Nho[4], những hạn chế ngăn trở họ hội nhập vào một thời đại văn chương mới. Theo chúng tôi, đến lúc cần có một cái nhìn tổng thể đối với toàn bộ di sản văn xuôi của Tản Đà, tìm ra giới hạn trong từng bộ phận sáng tác lấy hệ quy chiếu là quá trình chuyển đổi loại hình của văn học Việt Nam từ mô hình văn học Trung Đại phương Đông sang mô hình văn học hiện đại  bắt nguồn từ phương Tây để từ đó nhìn thấy điểm dừng của một kiểu tác giả văn chương trên con đường hội nhập vào một mô hình văn chương khác.
3.Đến đây, chúng ta đã chạm tới một vấn đề lý thuyết. ít nhất, cho đến đầu thế kỷ XX, có hai khả năng cho quá trình hiện đại hoá văn học của người Việt: đổi mới, cách tân truyền thống và du nhập mô hình ngoại lai từ đó lựa chọn, thay đổi, bản địa hoá. Tản Đà thuộc về khả năng thứ nhất. Lịch sử đã chứng minh đó là con đường thất bại. Tất nhiên, khả năng thắng thế chưa hẳn đã là khả năng tối ưu. Lịch sử là một cái gì không thể đảo ngược. Chỉ có điều, người nghiên cứu văn học sử sẽ phải đặt ra và lý giải cho được trong môi trường văn hoá - xã hội mới, hội nhập vào thế giới hiện đại, những kinh nghiệm văn chương truyền thống đó đã có những sự biến dạng ra sao, đâu là những giới hạn khiến cho chúng trở thành lỗi thời, bị đào thải và cùng với sự biến mất của những kinh nghiệm văn chương đó, bị cuốn vào con đường hiện đại hoá theo mô hình Âu hoá, văn học dân tộc đã mất đi những gì.
Bút tích của Tản Đà gửi báo Phụ Nữ Tân văn
Sự lạc lõng của Tản Đà - người viết tản văn
Trong lịch sử văn hoá Việt Nam, quãng thời gian từ cuối thời kỷ XIX cho đến ba thập niên đầu của thế kỷ XX là giai đoạn đánh dấu sự xuất hiện của một hình thái sinh hoạt văn hoá tinh thần mới đặc trưng của thời hiện  đại:  báo chí. Đối với một nhà Nho lỡ vận như Tản Đà, báo chí là một ngả đường lập thân hấp dẫn. Có lẽ, tính chất “bác học” đặc thù của báo chí giai đoạn phôi thai đã lôi cuốn ông, hứa hẹn là chốn nhà Nho “nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng” có thể “đem quách cả sở tồn làm sở dụng” để đánh một canh bạc lớn với cuộc đời. Cùng với thi sĩ Tản Đà, nhà văn Tản Đà và ông chủ xuất bản Tản Đà, có một Tản Đà - người làm báo. Bước vào nghiệp văn chương, mảnh đất đầu tiên mà Tản Đà thử sức là văn xuôi. Đây cũng là bộ phận sớm tạo nên uy tín xã hội cho ông. Nếu như thơ đối với Tản Đà là nơi chốn giãi bày tâm sự, giải toả những trầm uất và những khát vọng cá nhân thì sự nghiệp báo chí là nơi ông thực hiện những khát vọng xã hội, thực hiện giấc mộng “thiên lương”, điều khoa cử không thể giúp ông thực hành trọn vẹn. Tiến hành khảo sát những sáng tác văn xuôi báo chí của Tản Đà trong suốt cuộc đời làm báo (chúng tôi không thống kê các tự sự nghệ thuật của Tản Đà), trong tổng số 163 đầu văn bản, có tới 97 đầu văn bản (chiếm 59% - một con số không nhỏ) thuộc loại văn luận thuyết bao gồm luận thuyết về các nhân vật lịch sử, các vấn đề đạo đức, nhân sinh, xã hội[5]. Trong số những văn bản còn lại, ngoại trừ một số bài bút chiến (6 văn bản), những thư từ trao đổi với bạn đọc và người hâm mộ, các bài phê bình văn chương[6]; một số liệt truyện về các nhân vật lịch sử (10 văn bản)[7]; chiếm một tỷ lệ thấp (khoảng 15 đầu văn bản - 9%) là các du ký, một vài mảnh tự sự ngắn (cái mà Tản Đà tự gọi tên là “xã hội tiểu thuyết”) những ghi chép mang màu sắc phóng sự và một số tản văn trữ tình[8]. Cũng trong thời gian này, Tản Đà xuất bản một số tập tản văn (Khối tình - 1918, Tản Đà tùng văn - 1922, Tản Đà nhàn tưởng - 1929, chúng tôi tạm gạt sang một bên các văn bản thuộc nhóm tự sự). Tương tự như tình trạng bộ phận tản văn công bố trên báo chí, có một sự mất cân đối sâu sắc giữa văn luận thuyết và những tản văn có tính trữ tình hoặc các hình thức ký. Như vậy có thể khẳng định trong tổng thể Tản Đà - người viết tản văn (dù thuộc nhóm xuất bản dưới dạng sách hoặc đăng tải trên báo chí), nét chủ âm vẫn là Tản Đà - nhà luận thuyết. Điều này phù hợp với dự phóng của cuộc đời ông khi lựa chọn nghề viết văn, làm báo.
Như đã trình bày, Tản Đà bước vào sự nghiệp viết văn khi đời sống báo chí và văn học hiện đại ở Việt Nam mới phôi thai. Bản thân nhà Nho Tản Đà, dẫu đã bắt đầu được làm quen với tân thư, tân văn, tân báo, với “tiếng Tây” thì dường như những thể điều tra, ghi chép, phản ánh hiện thực, những thể “phỏng sự”, “tả thật về xã hội” dường như vẫn là một cái gì xa lạ đối với kinh nghiệm văn chương của ông. Trong giai đoạn văn chương báo chí mới phôi thai, vẫn còn dung hợp cả tính học thuật, phổ biến kiến thức bên cạnh tính thông tấn, với một công chúng vẫn còn quen với kinh nghiệm thưởng thức văn chương truyền thống thì hạn chế đó dễ dàng được chấp nhận, thậm chí được chấp nhận một cách nồng nhiệt. Theo chúng tôi, cái mới của văn chương Tản Đà trong buổi đầu xuất hiện chủ yếu thể hiện trong sự dung hợp những lý tưởng Nho giáo với hệ giá trị mới được manh nha của xã hội tư sản. Đường hướng đó dễ được chấp nhận bởi khuynh hướng “điều hòa tân-cựu, thổ nạp á-Âu” của những nhà Nho làm văn hóa (và cũng là công chúng văn học chủ yếu ) trong giai đoạn giao thời. Tuy nhiên, về hình thức thể loại, những tản văn luận thuyết của Tản Đà được sáng tác cơ bản trên những nguyên tắc của văn luận thuyết từ thời Đường Tống bát đại gia : nguồn văn liệu, ngôn ngữ cũng như phương thức cấu trúc. Ông là con người của những kinh nghiệm truyền thống. Tuy vậy, từ sau năm 1925, trong đời sống văn hóa Việt Nam bắt đầu xuất hiện những chuyển động mới. Những tờ báo hiện đại xuất hiện (Hà thành ngọ báo-1927, Đông TâyPhụ nữ tân văn-1929), những người đồng đạo với Tản Đà (Phan Khôi) bắt đầu làm quen với luận lý học, ngữ pháp phương Tây, với duy vật, duy tâm chủ nghĩa và đến 1933, một “văn đoàn” kiểu mới chính thức ra đời. Nhìn vào đời sống văn chương sau năm 1932, có thể thấy chủ thể (người sáng tác và công chúng) của nền văn học là thế hệ thanh niên sản phẩm của nhà trường Pháp Việt, với những tín điều và quan niệm văn chương khác thế hệ Nhà Nho ba mươi đầu thế kỷ. Nhìn vào những tuyên ngôn của Tự lực văn đoàn khi thành lập có thể thấy đối với những chủ thể mới của văn học dân tộc, cách hình dung của họ về văn học là đồng dạng với cách hình dung của văn học phương Tây hiện đại. Trong bối cảnh đó, Tản Đà bắt đầu trở thành một cung đàn lạc điệu. Ông không thuộc kiểu nhà báo có thể điều tra, tìm hiểu khám phá và phản ánh những vấn đề xã hội như Tam Lang, Hoàng Đạo, Vũ Trọng Phụng. Ông không quyết liệt dấn thân vào những tản văn trữ tình như Nguyễn Tuân[9] và ngay trong những tản văn trữ tình (hiếm hoi) của ông, ta thấy thiếu một khả năng miêu tả và tái hiện những kinh nghiệm hiện sinh (điều bộc lộ trong cả sáng tác của Tản Đà-người viết tự sự). ở một phía khác, khi dành nhiều tâm huyết cho các tản văn thuyết lý, thể loại buộc (và cho phép) nhà văn cắt đứt khỏi những biểu hiện chân thực của cuộc sống (dường như thích hợp với kinh nghiệm sáng tác của Tản Đà), Tản Đà lại hoàn toàn không đủ sức làm một cuộc “lột xác” để làm quen với tư duy duy lý, tư duy phân tích và hệ thống khái niệm triết học, tư tưởng phương Tây (những thứ có thể giúp ông có một cái nhìn khác với di sản tư tưởng phương Đông). Cố thủ trong những kinh nghiệm sáng tác và gần như không có những thay đổi để thích nghi với đời sống mới (đặc biệt trong việc làm chủ những công cụ sáng tạo mới - điều trái ngược với Phan Khôi), tản văn của Tản Đà trở nên lạc điệu với hệ thống thể loại thống trị đời sống văn học và đứng ngoài lề làn sóng Âu hóa những năm 30. Với một công chúng quen và ham thích thưởng thức phóng sự báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, quay lưng lại với Nho học truyền thống (dẫu có làm  quen nỗi với một nền triết học mới hay không thì vẫn còn phải bàn) và hình dung văn chương như một công cụ khám phá và tái hiện những kinh nghiệm hiện sinh, tản văn của Tản Đà, đương nhiên sẽ trở thành xa lạ. Có điều, dường như chính cái khoảng trống mà ông để lại, tiếp sau, không có người lấp đầy. Cho đến tận bây giờ, tản văn triết học vẫn là một vùng đất vắng vẻ của văn chương Việt Nam.
Sự xung đột giữa nhà tư tưởng và nhà nghệ sĩ. Những giới hạn của Tản Đà, người viết tự sự
1.Nếu lấy điểm khởi đầu và kết thúc là tự sự hư cấu đầu tiên và cuối cùng của Tản Đà Giấc mộng con (1916) và tập Trần ai tri kỉ (1932) dễ dàng có thể hình dung ra một hành trình và những dao động của một Tản Đà  -  người kể chuyện. Tản Đà bắt đầu sự nghiệp văn chương khi mọi dự định và giấc mơ lập nghiệp đều đã tan tành. Sau những thiên tản văn và những sáng tác thơ ca của buổi đầu trên văn đàn, Giấc mộng con I  là tự sự dài hơi đầu tiên của ông. Được xây dựng trên một cốt truyện phiêu lưu (công thức sự di động của nhân vật trong những không gian địa lý xa lạ), cuốn sách trở thành nơi chốn giải toả những khát vọng, những giấc mơ mà ông không thể nào thực hiện được trong đời sống hiện thực: tìm kiếm người hồng nhan tri kỉ, khám phá và cải tạo thế giới. Gạt sang một bên lớp vỏ mà trên một phương diện, có thể coi là một nỗ lực dung hợp với thời đại mới (cuộc tình ngoài hôn nhân, không gian những miền đất lạ, hình ảnh những người thanh niên tân học, cuộc phiêu lưu...), chúng ta thấy hiện nguyên hình một nhà Nho viết tự sự. Tác phẩm thể hiện một sự nghèo nàn trong giọng điệu trần thuật. Chỉ có hai hình thức giọng trần thuật chính hiện diện suốt thiên tự sự: giọng kể của người trần thuật và giọng đối thoại của nhân vật trong đó giọng đối thoại sẽ chiếm một tỉ lệ quan trọng (trên 48%[10]). Đặt trong mối quan hệ với chủ đề tác phẩm (khát vọng tình yêu và thế giới lý tưởng, khát vọng viễn du), có thể nói toàn bộ trọng tâm của tự sự rơi vào những đối thoại. Đối thoại là nơi người trần thuật phát ngôn những tuyên ngôn có tính lý tưởng của mình. Vai trò của đối thoại càng rõ nét khi người trần thuật hầu như bất lực trong các miêu tả. Trong Giấc mộng con không có những miêu tả mà chỉ có các ghi chép có tính miêu tả (les notations descriptives). Thậm chí, không ít trường hợp, sự bất lực trong miêu tả đã khiến người trần thuật phải vay mượn những công thức thơ ca có sẵn[11]. Sự thiếu thốn của năng lực miêu tả sẽ khiến toàn bộ trọng tâm của một tiểu thuyết phiêu lưu (roman d’aventure) thu rút vào hệ thống tình tiết của cốt truyện hư cấu. Thiên tự sự hư cấu đầu tay của Tản Đà cũng thiếu vắng toàn bộ những kỹ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật với những kiểu giọng điệu đặc thù (lời độc thoại nội tâm, lời dẫn gián tiếp tự do - discours indirect libre - dạng trung gian giữa lời trần thuật và lời nhân vật). Với sự thiếu vắng những kỹ thuật tự sự đó, có thể thấy, yếu tố chủ đạo trong tiểu thuyết đầu tay của Tản Đà là nhà luận thuyết và nhà thơ trữ tình hơn là một nhà văn viết tự sự. Vai trò của nhà tự sự duy nhất chỉ được thể hiện trong việc sáng tạo nên một cốt truyện và liền theo đó, cốt truyện được biến thành cái khung để móc vào đó những yếu tố luận thuyết và xúc cảm trữ tình[12].
Những mỏng mảnh trong tự sự nghệ thuật đầu tay của Tản Đà hoàn toàn có thể lý giải bằng những hạn chế của thời đại, một giai đoạn phôi thai của văn học quốc ngữ khi nhà văn chưa kịp tiếp nhận và chuyển sang một mô hình sáng tác mới và khi những mối dây quan hệ với văn chương truyền thống vẫn còn hết sức sâu sắc. Giấc mộng con của Tản Đà là một sự pha trộn giữa một tryện đối thoại truyền thống[13] với một cốt truyện phiêu lưu (loại cốt truyện hết sức hiếm hoi trong văn học Trung đại Việt Nam) mà chủ âm rơi vào yếu tố đối thoại. Mô hình tự sự này sẽ được Tản Đà tiếp tục sử dụng trong một dãy các tự sự hư cấu tiếp theo cho đến tận năm 1932: Thần tiềnGiấc mộng con IIThề non nước. Trong những tác phẩm này, có một sự vận động theo chiều tỷ lệ nghịch giữa yếu tố đối thoại và yếu tố tự sự và trong nhiều tác phẩm, yếu tố tự sự được đẩy lên đến mức tuyệt đối (Thần tiền)[14]. Mẫu số chung của các tác phẩm này thể hiện ở việc tự sự được biến thành nơi giải toả những ẩn ức về những giấc mộng văn chương, sự nghiệp, tình ái bất thành (Giấc mộng con IIThề non nước) hoặc bày tỏ thái độ, quan niệm của nhà văn đối với xã hội hiện đại, một xã hội mà Tản Đà vừa háo hức nhập cuộc vừa cay đắng thất vọng. Trong những tác phẩm đó, một mặt, ta vừa thấy một Tản Đà - người kế thừa những truyền thống tự sự Trung đại, vừa thấy không ít kinh nghiệm nghệ thuật đó bị con người nhà tư tưởng - đạo đức thống trị và làm cằn cỗi. Yếu tố thơ trong tự sự nghệ thuật của Tản Đà là một điển hình. Ngoại trừ cuốn Thề non nước, dường như Tản Đà đã có một nỗ lực trong việc đoạn tuyệt với hình thức tự sự đan xen thơ, một hình thức tự sự phổ biến của văn học Trung đại. Tuy nhiên sự đoạn tuyệt đó, theo chúng tôi, xuất phát từ yêu cầu của chủ đề, đề tài hơn là một ý thức nghệ thuật rành mạch.
2.Trong cuộc đời sáng tạo của mình, không phải không có những thời điểm Tản Đà đã nỗ lực vượt thoát khỏi con người cá nhân, vượt thoát khỏi những ẩn ức sâu xa của cuộc đời mình. Sự vận động của đời sống báo chí và thị trường văn chương không hẳn là không tác động đến ông, đòi hỏi ông phải thoát khỏi con người “nhà luận thuyết” của mình. Trong nhiều tác phẩm, Tản Đà bắt đầu nỗ lực vượt qua chính mình để trở thành một nhà văn “tả chân”, thử miêu tả những cảnh đời trong một xã hội “ba đào”[15]. Tuy nhiên, ở đây, lại một lần nữa, Tản Đà thất bại. Đối diện với tấn kịch nhân gian, Tản Đà tìm đến với những đề tài quen thuộc với chính ông và với truyền thống văn chương mà ông là người kế thừa: cuộc đời bạc mệnh của những người hồng nhan, số kiếp của ngưòi kỹ nữ[16]. Không thể phủ nhận là trong những thiên tự sự này, Tản Đà đã cố gắng cải cách hình thức tự sự để tăng thêm tính hấp dẫn. Truyện Trần ai tri kỷ của Tản Đà là một ví dụ. Trong thiên tự sự, tác giả đã nỗ lực thoát khỏi lối trần thuật đơn tuyến theo trục thời gian của tự sự truyền thống, đảo ngược trật tự thời giạn, tỉnh lược nhiều yếu tố tiểu sử nhân vật và tăng cường các kiểu giọng điệu trần thuật phục vụ việc tái hiện cốt truyện. Điều đó tạo nên sự tự nhiên và sinh động của văn bản tự sự. Tuy nhiên, ở những tác phẩm này những giới hạn của nhà Nho Tản Đà sớm hiện diện. Thiếu vắng hoàn toàn năng lực miêu tả và tái hiện lại bằng ngôn ngữ hình ảnh của con người và thế giới chính vì vậy, Tản Đà lại quay trở về với kinh nghiệm viết tự sự đan xen thơ của văn học truyền thống, trong đó, thơ trở thành một “công cụ đa năng” vừa đảm nhiệm chức năng miêu tả không gian; phân tích tâm lý nhân vật, thậm chí,  một biến thể của lời độc thoại của nhân vật; lời trữ tình ngoại đề của người trần thuật. Với sự thiếu vắng đó của những kỹ thuật tự sự, hiện thực đời sống phản ánh trong tác phẩm Tản Đà trở thành một thứ bóng mờ với hư ảo những số kiếp con người bị gạn lọc đi tất cả những gì cụ thể của một Cái sống (le vif). Hình thức nghệ thuật đó tương thích với một cảm quan hư vô về cuộc sống nhuốm đậm trong tác phẩm của Tản Đà. Trong thiên “ba đào ký” gần cuối cuộc đời sáng tác của Tản Đà Tối thứ bảy ở xóm bình khang, cảm quan hư vô đó về cuộc sống lại được biểu hiện dưới một hình thức khác. Cả thiên tự sự là một bản ghi chân thực nhất những lời đối thoại lượm lặt được trong một nhà hát cô đầu. Đến đây, dường như đối với Tản Đà, hiện thực đã trở thành một mớ âm thanh hỗn độn mà ông nghe thấy và trong văn bản, vai trò của người trần thuật bị xoá đi hoàn toàn, ngoại trừ chức năng của một máy ghi tất cả những gì mà anh ta nghe thấy (chúng tôi nhấn mạnh, nghe thấy chứ không nhìn thấy)[17].
3. Sáng tác tự sự nghệ thuật đòi hỏi một kiểu tư duy nghệ thuật khác với thơ và văn chương luận thuyết. Thể loại đòi hỏi người nghệ sĩ viết tự sự phải có những năng lực khác với một nhà thơ hay một nhà luận thuyết: quan sát, tái tạo, miêu tả, một kiểu tư duy khách quan hơn thơ trữ tình và cụ thể hơn văn chương luận thuyết. Tản Đà thiếu tất cả những điều đó. Như đã trình bày, tự sự của ông là nơi hội tụ của những xúc cảm trữ tình và những triết lý trừu tượng đầy tính chủ quan. Ông không có đủ khả năng vượt khỏi con người, cảm xúc, tâm trạng, lý tưởng cá nhân để quan sát, khám phá, và tái tạo nên một thế giới của riêng mình. Theo chúng tôi, chính vì vậy, tự sự của ông thất bại. Có lẽ, chính cái đã làm nên một nhà thơ Tản Đà đã giết chết người kể chuyện Tản Đà. Dường như mười thế kỷ văn học Trung đại đã làm cho tư duy trữ tình và tư duy thuyết lý hằn sâu trong tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Điểm dừng của Tản Đà, có lẽ, cũng chính là điểm dừng của một kiểu nghệ sĩ trước ngưỡng cửa của văn chương hiện đại.
ở thời điểm chuyển giao của hai thời đại văn học, sáng tác của Tản Đà là người kết thúc muộn của một tryền thống văn học. Hiển nhiên, sau ông sẽ có những người cố gắng nối lại khoảng đứt gãy giữa văn chương truyền thống và văn học hiện đại (Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân và trên một phương diện, cả Vũ Trọng Phụng - người viết tiểu thuyết bợm nghịch). Chỉ có điều sau Tản Đà, văn chương sẽ bị cuốn mình vào một con đường phát  triển với những tín điều kiểu khác. Không thể phủ nhận cuộc tiếp xúc với phương Tây và sự kiến tạo một mô hình văn chương theo kiểu phương Tây là một khuynh hướng chủ lưu của quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam và cũng không thể phủ nhận đó là một động lực quan trọng làm nên sự phát triển bùng nổ của văn chương Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong lòng cuộc tiếp xúc đó không phải không có những giới hạn. Do những thói quen văn chương, những truyền thống văn hóa, thẩm mỹ và văn học mà ngay từ đầu, một định hướng văn học đã định hình: hướng đến một thứ văn chương xây dựng trên mỹ học của cái “giống như thực” (le vraisemblable). Cùng một thời điểm tiếp xúc với nhiều trào lưu, trường phái của phương Tây và bản thân cũng phân hóa thành nhiều nhóm, trào lưu, trường phái nhưng yêu cầu của “cái giống như thật” hoặc cái có thể xảy ra trong hiện thực đã trở thành một nỗi ám ảnh chung của cả nền văn chương. Không những thế, ngay từ đầu, việc tiếp xúc với những phương pháp sáng tác của phương Tây cũng bị gắn với những tín điều. Dường như chỉ một số kiểu phản ánh hiện thực nhất định mới được chấp nhận. Đi sâu vào thế giới tâm lý, phản ánh cái lãng mạn, cái mơ mộng trong tác phẩm bị xem là “văn nghệ phú hào”, phản ánh hiệnh thực bị gắn với một số đề tài nhất định, ngoài nó là ngoài những ranh giới của hiện thực[18]. Gắn liền văn chương với những thiên kiến phi văn chương, mầm mống của một sự cạn kiệt của văn học hiện đại dường như đã được báo trước. Không phải vô lý khi vào những năm 40 của thế kỷ trước, có một khuynh hướng trở về với truyền thồng mà trong văn xuôi người đại diện là Nguyễn Tuân. Sau một chuỗi những tùy bút thuộc loại “cực thực”[19], Nguyễn Tuân hướng ngòi bút sang loại truyện “yêu ngôn” và trong những “yêu ngôn” đó, có hình bóng người tri kỷ vong niên của ông: Tản Đà[20]. Có lẽ đó là một nỗ lực tìm kiếm một nguồn mỹ học khác cho văn chương hiện đại.
         Chúng ta hầu như không biết gì về quãng thời gian bảy năm cuối đời của Tản Đà (1932-1939), ngoại trừ lời kể của những nhân chứng còn lại. Ông suy nghĩ, băn khoăn, tìm kiếm gì, không một tài liệu, nhật ký, giấy tờ đủ sức khẳng định. Chỉ biết một trong những công trình lớn cuối đời của ông là dịch Liêu trai chí dị. Tản Đà là người kế thừa của một mỹ học tự sự mà những bậc tiền bối xuất sắc phải kể đến Nguyễn Dữ, Lê Thánh Tông (nếu quả thực ông là người viết Thánh Tông di thảo). Họ đại diện cho một con đuờng khác đến với những tầng sâu và bản chất của hiện thực vượt qua lớp vỏ “giống như thật” bề ngoài. Con người nhà thi sĩ và nhà luận thuyết đã làm cằn cỗi khả năng phát triển đó của Tản Đà và đồng thời, ông không tìm được cách hiện đại hóa những kinh nghiệm nghệ thuật đó. Tuy nhiên dường như điểm dừng đó để lại một lời cảnh báo có tính lịch sử. Và không biết vô tình hay hữu ý, Nguyễn Tuân đã bắt đầu cuộc tìm kiếm nghệ thuật của mình chính tại điểm mà Tản Đà dừng bước.




[1] Khoa Văn học – Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
[2] Do tính phức tạp của đối tượng, chúng tôi tạm giùng khái niệm “tản văn” để chỉ các sáng tác văn xuôi phi tự sự của Tản Đà (bao gồm cả văn luận thuyết, tùy bút trữ tình, du ký, phê bình văn học...) dẫu biết rằng trong truyền thống văn học phương Đông, khái niệm “tản văn”  được đặt trong thế đối lập với “biền văn” (văn biền ngẫu), “vận văn” (văn vần).
[3] Bao gồm các thể thư, luận, biện thuyết  các hình thức nghị luận); văn tế; bi, minh (các thể văn khắc trên chuông, khánh, tế khí...), chí; tự, bạt ( các thể phê bình văn học và lý luận văn học sơ khai theo truyền thống phương Đông); truyện; ký, tạp ký, ký sự (các thể tuỳ bút dao động trong khoảng từ tuỳ bút trữ tình đến tuỳ bút có tính khảo cứu). Trên một phương diện khác gồm cả các thể văn chép sử và văn chương chức năng (chiếu, cáo, sách, dụ, hịch, tấu nghị biểu, khải, sớ...).
[4] ở đây, chúng tôi quan tâm đến sự đồng dạng trong tư duy nghệ thuật của tất cả các kiểu tác giả văn học Nhà Nho, dẫu họ là người hành đạo, người ẩn dật hay đã bị “tha hóa” thành người tài tử.
[5] Các bài viết của Tản Đà trên mục Xã hội thiển đàm và Ba đào ký của An Nam tạp chí thực chất cũng là một hình thức luận thuyết: nghị luận xã hội.
[6] Chiếm một số lượng lớn là các bài trong mục Thi đàn giảng tập của Tản Đà khi làm chủ bút An Nam tạp chí.
[7] Bao gồm một số bài viết lẻ và các bài viết trong mục Hán học tinh thần củaAn Nam tạp chí
[8] Chúng tôi thống kê theo Tản Đà toàn tập, Nguyễn Khắc Xương sưu tầm và biên soạn, tập II, III, NXB Văn học, Hà.2002
[9] Chúng tôi định danh các “tùy bút” của Nguyễn Tuân là những tản văn trữ tình để cố gắng chỉ ra nét khác biệt giữa nhữn sáng tác của ông với nhưng “tùy bút” của văn học Trung đại (Vũ trung tùy bút-Phạm Đình Hổ). Thậm chí nhiều “tùy bút” của Nguyễn Tuân, theo chúng tôi, còn chứa đựng những yếu tố của tiểu thuyết rất đậm nét (Chiếc lư đồng mắt cua).
[10] Chúng tôi tiến hành thống kê theo bản Giấc mộng con I, in trong Tản Đà toàn tập, tập 2, NXB Văn học, H, 2002. Đơn vị tính là số dòng. Tổng số dòng của toàn văn bản là 1646 dòng, trong đó số giọng đối thoại có dung lượng là 795 dòng, chiếm 48%.
[11] Xin được trích một đoạn mà theo chúng tôi là có tính điển hình hơn cả. Khi miêu tả con thác Niagra, Tản Đà đã buộc phải dùng lại  nguyên vẹn một câu thơ của Lý Bạch : “Đi tới một đoạn nữa, trông về mạn đông bắc, một làn trắng xoá, dài đến ba bốn trăm thước tây, từ trên khoảng cao buông xuống, tựa như thể sông Ngân Hà tức, vỡ chảy trút xuống nhân gian, thời là cái chênh nước Niagras cao ước 50 mètres” (Tản Đà toàn tập, tập 2, NXB Văn học, H. 2002, tr.98 ).
[12] Một tình trạng tương tự cũng có thể tìm thấy trong những tự sự truyền thống của văn học Trung đại Việt Nam.
[13] Chúng tôi tạm dùng khái niệm này để chỉ một hình thức tự sự rất phổ biến trong văn học Trung đại Việt Nam trong đó nòng cốt của tự sự là những cuộc đối thoại giả tưởng để tác giả ký ngụ tâm sự, tư tưởng, triết lý. Có thể dựng lại một truyền thống truyện đối thoại trong văn học Trung đại Việt Nam từ các truyện thiền sư thời Lý Trần, qua Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) đến Ngư tiều Nho y vấn đáp (Nguyễn Đình Chiểu) với một phổ chủ đề rất phong phú từ triết lý tôn giáo (Phật giáo, Nho giáo), thái độ chính trị, tư tưởng văn học đến truyện tài tử giai nhân.
[14] Toàn bộ cuốn Thần tiền là một cuộc đối thoại hư cấu giữa hai đồng tiền gồm năm phần.
[15] Cần nhớ, Tản Đà là người chủ trương An Nam nhị thập thế kỷ xã hội ba đào ký trên An Nam tạp chí và ít nhất, chuyên mục này cũng đóng góp cho văn chương Việt Nam một tài năng: Nguyễn Công Hoan.
[16] Bản thân cái nhìn về cuộc đời như là cuộc đánh ghen giữa số phận và tài sắc cũng đã thể hiện một cái nhìn lệch lạc về hiện thực. Xin xem bài Thực tại, cái thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam Trung cận đạicủa GS Trần  Đình Hượu in trong sách Nho giáo và văn học Việt Nam Trung Cận đại, NXB Văn hoá - thông tin, H.1995.
[17] ít nhiều làm chúng ta nhớ đến cảm giác của Ngô Đức Kế trước xã hội hiện đại sau thời gian bị cấm cố tại Côn Đảo.
[18] Xin xem những ý kiến phê bình Tố Tâm trên Phụ nữ tân văn trong những năm 29, 30 của thế kỷ trước. Đáng lưu ý, đây là một tờ báo thuộc loại cấp tiến của một vùng đất vốn là tiên phong của quá trình hiện đại hóa.
[19] Chúng tôi không định dùng khái niệm của một trường phái nghệ thuật hậu hiện đại ở phương Tây trong thế kỷ XX
[20]Truyện Bố Ô trong chuỗi yêu ngôn của Nguyễn Tuân được đề tặng Tản Đà.

Bao chi học là gì? (2)



BÁO CHÍ HỌC LÀ GÌ?

Giữa các ngành khoa học có 3 tiêu chí để phân biệt:
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Hệ thống các khái niệm:
Cách giải quyết, giải mã được các khái niệm là cơ sở để đánh giá trình độ của người nghiên cứu. Nói cách khác, đây cũng là cơ sở để đánh giá kết quả nghiên cứu.  Do vậy, để nghiên cứu khoa học, bao giờ cũng phải đi từ việc giải mã các khái niệm. Lưu ý rằng:
- Khi làm về các khái niệm phải lưu ý trích dẫn nghiêm túc các quan niệm đã có từ trước (có mấy loại, cụ thể như thế nào?) trên cơ sở đó, đúc rút và đưa ra quan điểm riêng cảu mình. Càng căn cứ vào nhiều quan niệm, nhiều chiều khác nhau thì quan niệm cảu mình càng có giá trị.
- Báo chí học là một bộ môn khoa học nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn hoạt động báo chí; có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với chính trị. Do đó, khi nghiên cứu báo chí học, khám phá các phạm trù cần phải nghiên cứu bối cảnh lịch sử, xuất phát của các quan niệm đó.
- Trong các ngành khoa học xã hội nhân văn, các phạm trù và khái niệm thường chứa hai nội dung cơ bản:
- Nội dung khoa học của hiện tượng ấy được định nghĩa
- Quan điểm, thái độ của người nghiên cứu
- Quan niệm nào càng rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều người thì càng có nhiều quan niệm khác nhau.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận: là trả lời câu hỏi xuất phát điểm của việc nghiên cứu:
- Căn cứ những tiền đề lý thuyết.
- Chỉ ra những luận điểm nào, lý thuyết nào, của ai, ở đâu, khi nào… có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nghiên cứu.
Để trả lời được câu hỏi đó, đòi hỏi người nghiên cứu phải báo quát được vấn đề mình nghiên cứu.
Phương pháp công cụ: là phương pháp dùng để mổ xẻ, cụ thể hóa vấn đề nghiên cứu.
BÁO CHÍ HỌC
Truyền thông là một khái niệm rất rộng, trong đó là truyền thông đại chúng, trong cùng là báo chí hay nói cách khác, báo chí là hạt nhân của truyền thông. Như vậy, trong truyền thông có rất nhiều các chuyên ngành khác nhau. Theo cách tiếp cận này, báo chí học là khoa học nghiên cứu về hạt nhân của truyền thông, hay báo chí học là khoa học nghiên cứu về báo chí. Báo chí học nghiên cứu về:
- Nghiên cứu về lịch sử báo chí: bất cứ một ngành nào cũng có lịch sử của nó. Nghiên cứu lịch sử xét về bản chất chính là nghiên cứu về tương lai của ngành đó, bởi về logic, sự phát triển của bất cứ nội dung và hình thức nào cũng có những mối quan hệ thống nhất và biện chứng từ lịch sử đến tương lai.
- Về những lý thuyết báo chí: là nghiên cứu những điều chung nhất, khái quát nhất được đúc rút từ thực tiễn và nó có vai trò chỉ đạo, hướng dẫn thực tiễn hoạt động báo chí. Khác với lý thuyết, nghiên cứu học thuyết cũng là sự tổng kết thực tiễn, nhưng đưa ra những phán đoán chưa được kiểm nghiệm, nó chỉ là sự trừu tượng hóa phán đoán thực tiễn (tìm đọc cuốn Quyền lực thứ tư – bản chất và cách ứng xử).
- Nghiên cứu về những kỹ năng hành nghề: tổng kết các kỹ năng, quy trình, công nghệ làm báo…
Có thể đưa ra 7 tiểu hệ thống về các nội dung và vấn đề là đối tượng nghiên cứu của báo chí học, nhằm giải quyết hay trả lời các câu hỏi sau:
1. Báo chí – truyền thông đại chúng hoạt động trong môi trường chính trị - xã hội như thế nào? Từ môi trường hoạt động đặt ra những nguyên tắc hoạt động như thế nào?
- Môi trường dân chủ sẽ có báo chí hoạt động dân chủ và ngược lại.
- Bản chất của quyền lực thứ Tư là đề cao vai trò của nhân dân, của dân chủ, của công chúng và dư luận xã hội.
2. Báo chí tồn tại trong đời sống xã hội như thế nào và vai trò của báo chí trong xã hội đó?
- Báo chí hoạt động như thế nào?
- Cơ chế tác động của báo chí đối với đời sống xã hội?
- Công chúng cảu báo chí như thế nào?
Nhu cầu thông tin của công chúng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của báo chí. Tuy nhiên, thông tin chính xác, chân thực và khách quan lại là điều quan trọng hơn cả. Đó cũng chính là nguyên tắc số một của báo chí là sự thật.
3. Vai trò, chức năng của báo chí.
4. Hiệu lực của báo chí: hiệu lực theo quan niệm chung nhất là hiệu ứng xã hội do báo chí, truyền thông tạo ra. Báo chí tác động vào dư luận xã hội hay nói cách khác, dư luận xã hội chính là sản phẩm của hoạt động báo chí, truyền thông.
5. Phương tiện và phương thức truyền tải thông điệp là gì?
6. Kinh tế báo chí hay kinh tế truyền thông là gì?
7. Báo chí với các vấn đề của đời sống xã hội như thế nào?

Mối quan hệ Văn học và Báo chí



BÁO CHÍ VIỆT NAM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRlỂN
GẮN LIỀN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC
(Nguyễn Bùi Khiêm) Đã có một thời, trong lịch sử quá khứ văn hóa của dân tộc có hiện tượng: VănS - Triết bất phân. Và với ý nghĩa đó, những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, Văn học và báo chỉ cũng gần như có hiện tượng "bất phân" đó. Trong bài: "Suy nghĩ về phong cách lớn và phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam, ông Đỗ Đức Hiểu nhn định: "Trong lịch sử văn hc Việt Nam, không gì vĩ đại bằng những biến động xảy ra vào đầu thế kỷ này". Song song với sự xuất hiện những loại thể văn học hiện đại như: tiểu thuyết, kich nói, thơ trữ tình, là nhũng loại sn phẩm báo chí rất mới lạ: Phóng sự, ký sự, tuỳ bút, tản văn, tiểu phẩm... Lịch sử xã hội của thời kỳ này là nguyên nhân sâu xa đem đến cho văn hóa dân tộc một sự cách tân lớn, một sự thay đổi đến tận gốc. Trong những nguyên nhân đó, có vai trò quyết định trực tiếp ca sự xuất hin và phát trin của nn báo chí dân tộc. Báo chí, một phương tiện thông tin đai chúng, một kiểu văn chương mới mẻ độc đáo mang tính chất đc thù thời hiện đại mà tất cả những cuộc phục hưng văn học trong quá khứ chưa h có.
Báo chí có vai trò to lớn đối với đời sống bởi vì tính thời sự của nó, bởi hai ưu thế nổi trội mà các lĩnh vực khác khó vươn tới được, đó là tốc độ truyền tin –nhanh nhạy và diện phát tin rộng lớn. nước ta, đầu thế kỷ này, báo chí đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình văn học phát triển nhanh chóng theo quy luật gia tốc của lịch sử và trái lại, văn học tác động tích cực tạo môi trường cho báo chí phát triển. Thời kỳ phát triển ban đầu ấy, Việt Nam, các nhà báo hầu như không qua trường lớp đào tạo nào cả mà họ là những người vừa viết văn, vừa làm báo. Con người làm báo của họ gắn cht với cuộc đời văn chương, và gần như báo chí được bắt đầu từ văn chương, mối quan h hữu cơ, biện chứng này có thể được thừa nhận ờ những khía cạnh sau:
1. Từ khi báo chí ra đi, văn học nước nhà có thêm một phương tiện chuyển tải và truyền bá tác phẩm hết sức hữu hiệu
Trong tiến trình lịch sử văn hóa dân tộc ta, sự xuất hiện của báo chí là một cột mốc đáng ghi nhớ. Báo chí không những làm chức năng thông tin thời sự mà còn là phương tiện thuận lợi, hữu hiêu để các nhà văn tập hợp các văn bn, định hình hóa các tác phẩm để rồi truyền bá sn phẩm. Vic cố định hóa văn bản đã tạo ra giọng đọc thầm bằng mắt - một sự khởi đu của văn học hiện đại, đồng thời là điều kiện đầu tiên cho phép nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú của nhân vật bằng cách tả chứ không phải bằng cách kể, bằng giọng đọc (đọc âm vang lên hay đọc thầm) chứ không phải bằng giọng ca hay ngâm thường thấy trong thơ cổ. Khi tìm hiu sự phát triển của báo chí ở giai đoạn đầu, đặc biệt khi chưa có sự ra đời của các nhà xuất bản, thì hầu như báo chí là phương tiện duy nhất đ truyn bá tác phẩm, nơi giới thiu kinh nghim sáng tác, nghiên cứu phê bình. Trong buổi đầu hình như báo chí đã kiêm nhim luôn công vic của nhà xuất bản. Có những lúc báo chí là phương tin duy nhất, quan trọng nhất đ truyn bá tác phẩm văn chương, đng thời còn là trung tâm văn hóa của thời đại.
Nhìn lại lịch sử văn học nước nhà một điều rất lạ là: dường như mọi tác phẩm văn học đầu thế kỷ XX, trước khi in thành sách đều được lần lượt đăng tải từng kỳtrên mặt báo. Có phải nhờ sự ln lượt ấy mà các nhà văn Việt Nam bắt đầu có ý thức về lịch sử văn chương dẫn tới sự bức xúc phải có những bộ lịch sử văn học? Cần kể đến những đóng góp quan trọng của các tờ báo lớn và những t báo văn như: Đông Dương, Nam Phong, An Nam, Ngày Nay, Phong Hóa,... Đâu phải chỉ sáng tác của nhà văn giai đoạn trước như Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình, mà ngay cả các tác phẩm của những nhà văn lớn lớp sau: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố… vẫn tuân theo quy luật đó. Báo chí không chỉ là nơi rèn luyn thử bút của các nhà văn mà còn là nơi hội tụ của những cây bút dịch thuật, là nơi chuyên chở những tác phẩm văn chương chính luận, là diễn đàn quan trọng nhất của các nhà nghiên cứu phê bình, là nơi phổ biến kinh nghiêm và những kỹ thuật sáng tác mới.
2. Văn học và Báo chí đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ dân tộc
Nhờ báo chí, thông qua tác phẩm cùa báo chí và văn học mà nền văn xuôi Việt Nam phát triển, câu văn xuôi Quốc ngữ dần được chuẩn hóa theo hướng hiện đại.
Quả thật báo chí là nơi thuận lợi để truyền bá chữ Quốc ngữ, là trường học Quốc ngũ tối ưu lúc đó. Chỉ trong vòng vài chục năm đầu thế kỷ với sự đóng góp tích cực của báo chí, chữ Quốc ngữ đã phát triển nhanh chóng, vượt xa những cgắng cộng lại của ba, bốn thế kỷ trước. Ngôn ngữ văn học trở nên trong sáng, uyển chuyển, câu văn xuôi tiếng Việt vốn chưa có truyền thống như thơ, từ cuối thế kỷ XIX trở đi đã phát trin mạnh m và ngày càng hoàn thiện bắt đầu nhờ những cây bút, nhà báo nổi tiếng như Trương Vĩnh Ký, Nguyn Văn Vĩnh, Huỳnh Tịnh Ca...
Số lượng từ vựng ngày càng phong phú bằng cách Vit hóa các khái nim, các thuật ngữ nước ngoài, đặc biệt là tiếng Pháp. Cấu trúc câu thay đổi theo mô hình phương Tây, giọng điệu lời văn gần với khẩu ngữ. Do báo chí là một loại văn chương đại chúng, có sự chi phối mạnh mẽ của tính thời sự, vì vậy một thứ ngôn ngữ đời sng hết sức sôi động, ấm áp sự kiện ùa vào báo chí làm câu văn trở nên phóng túng mềm mại, tạo ra một ngôn ngữ văn học sinh động, tươi rói chất đời thường. Những kiểu câu có cấu trúc biền ngẫu, cũ kỹ, cổ lỗ đầy Hán tự được thay thế dần bằng những câu văn mới mẻ, lớp từ ngữ của một xã hội nông nghip lạc hậu đã được bổ sung và thay bằng những từ ngữ mới cần thiết, khoa học hơn để đáp ứng yêu cầu của một xã hội mới. Điều này rất dễ nhận thấy khi ta làm một phép so sánh giữa câu văn trên tờ Gia Định báo với tờ Nam Phong hay tờ Phong Hóa Chỉ có vài thập kỷ mà ngôn ngữ tiếng Vit biến đổi đến kỳ diệu.
Nếu không có sự phát triển của báo chí thì công việc đổi mới văn học khó có thể đạt được những thành tựu như thế. Nhờ tắm mình vào môi trường báo chí mà ngôn ngữ văn học dần được hin đại. Báo chí và văn học đã trờ thành một "bà đỡ” cho sự phát trin ngôn ngữ dân tộc.
3. Qua báo chí, xã hội Việt Nam dần hình thành một tầng lớp nhà báo, nhà văn và người tiếp nhận văn chương, báo chí kiểu mới
Báo chí là chiếc cấu nối cho sự giao lưu, tiếp xúc trong xã hội. Sự tiếp nhân thông tin qua báo chí và văn học đã có ảnh hưởng rất lớn đến sư biến chuyn của xã hội. Với ưu thế của một phương tiện thông tin đại chúng rộng lớn, báo chí đã góp một phần quyết định vào viêc truyn đi một cách sâu rộng lượng thông tin đồ sộ, chính xác với tốc độ nhanh, tạo ra mi giao lưu thun lợi giữa các dân tộc: thu hẹp khỏng gian đ các nhà văn trên thế giới đến được với bạn đọc Việt Nam. Điu đó là một trong những nguyên nhân qụan trọng góp phần nâng cao dân trí, phát triển khả năng thẩm mĩ của bạn đọc, đặc bit là những nhà phê bình nghiên cứu - những người có khả năng hưng đạo cho một nn văn học. Việc nâng cao dân trí, nâng cao tm đón nhn của bạn đọc lp tức tạo ra mối liên h ngược. Yêu cu xã hội đi với văn học đã thay đổi đòi hỏi nhà văn phải nâng cao chất lượng tác phẩm cho phù hợp với thời đại, với thị hiếu, với yêu cầu thưởng thức chính đáng của độc giả. Trong lịch sử văn học Việt Nam chưa bao giờ có được một lực lượng bạn đọc đông đảo, nhiệt tâm và hào phóng như những năm đầu thế k XX, và chính họ đã là lực lượng quan trọng nâng đỡ, nuôi dưỡng các nhà văn trên c hai phương diện - vật chất và tinh thn. Cùng với sự xuất hiện của báo chí, ln đu tiên văn học trở thành hàng hóa - một thứ hàng hóa đặc biệt của ngành sản xuất tinh thần. Nó kích thích và chuyên môn hóa dn từng bước ngòi bút cùa mỗi nhà văn. Rõ ràng sự bùng nổ ca báo chí tất dẫn tới sự bùng nổ của văn chương. Mười thế kỷ trước đây, lượng tác phẩm, tác giả mới chỉ là những con số ít ỏi, trong khi chỉ my thập niên đầu thế kỷ XX, số lượng tác phẩm, tác giả đã vụt tăng lên theo cấp s nhân với những tên tuổi làm rạng rỡ văn đàn: Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, và sau này là: Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Xuân Diu, Huy Cn, Thế Lữ... Giờ đây vị trí nhà văn và bạn đọc đã thay đổi. Những nhà văn đầu thế' kỷ XX không phải chỉ coi sáng tác như sự biếu hiện ca tài hoa, mà là một nghề nghiệp chuyên biệt vừa thoả mãn nhu cầu tinh thn, vừa là một cách để sinh sống và đóng góp cho xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học có một ông nhà báo, nhà văn Nguyễn Khc Hiếu – Tn Đà đem văn chương rao bán giữa phố phường. Mi quan h giữa bạn đọc với tác giả không còn là mối quan hệ một chiu mà là mối quan h nhiều chiu, mối quan h đối ngoại.
Do đó, xã hội đã hình thành một tầng lớp kiểu mới bao gồm cả những người sáng tác (văn chương, báo chí) ln bạn đọc tiếp nhận.
4. Báo chí phát triển tạo điu kiện cho một số phương thức phản ánh mới ra đời
Công bằng mà nói: Vic chuyn tải tác phẩm văn chương cũng như báo chí còn có sự gánh vác của các nhà xuất hàn; Việc tạo ra lực lượng tác giả và độc giả kiu mới còn có sự đóng góp của nhà trường; Vic đổi mới ngôn ngữ là công lao của toàn xã hội. Riêng sự xuất hiện một s phương thức phản ánh hin thực thì công lao chủ yếu thuộc về báo chí. Một s loại th văn học và báo chí ra đời, góp phn tạo nên sự phong phú, đa dạng trong sự phản ánh hin thực cuộc sống.
Dù xuất hiên muộn nhưng các loại thể trẻ này đã kế thừa được những tinh hoa của các loại thể văn học trong quá khứ, tạo ra sức mạnh mới cho sự thể hiện. Càng ngày chúng càng xâm nhập, đan xen vào nhau, làm cho văn đàn và báo chí càng ngày càng khỏi sắc.
Đó là sự ra đời và phát triển nhanh chóng kỳ lạ của một số thể loại văn học báo chí: phóng sự, ký sự, tản văn, tiểu phẩm, bút kỳ, tuỳ bút, hồi ký, nhật ký... Cùng các thể loại văn chính luận, tất cả đã góp phẩn làm tăng sức nặng cho ngòi bút người nghê sĩ. Cả một phong trào viết phóng sự, tản văn… rất mạnh với những cây bút tài năng như Ngô Tất Tố, Trọng Lang, đặc biệt ông vua phóng sự Bc Kỳ: Vũ Trọng Phụng, với những thiên phong sự nổi tiếng trong làng báo: Lục xì, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây. Tiếp sau các nhà báo, nhà văn ấy là nhà tuỳ bút tài hoa đầy cá tính họ Nguyễn - Nguyễn Tuân.
Tất nhiên, thể ký đã bắt đầu sớm hơn từ: Thượng Kinh ký s' cùa Hải thượng Lãn Ông, thể tuỳ bút đã được khởi đầu từ: "Vũ Trung tuỳ bút" của Phạm Đình Hổ, nhưng các tác phẩm đó có lẽ mới chỉ nng v phần ghi chép một cách khách quan các sự kiện mà chưa nói lên tính thời sự cùng với cá tính sáng tạo của một cái tôi chủ quan như ký sự, tản văn, tiểu phẩm, tuỳ bút thời hin đại. Báo chí đã làm nhiệm vụ cải biến các th loại trên, đổi mới các thể loại vốn đã xuất hin trong lịch sử văn học.
Báo chí ra đời muộn so với văn học nhưng rõ ràng, sự ra đời cùa báo chí cùng với sự phổ biến rộng rãi chữ Quốc ngữ, văn học nước nhà đã có những bước nhy vọt đáng k - Báo chí và văn học phát triển không những trên bình din quy mô, đội ngũ, ngôn ngữ mà cả trên bình din th loại.
Xin mời các bạn xem tiếp các bài về thể loại tác phẩm báo chí..